Hôm nay,  

Học Sinh Không Có Mùa Hè

15/06/200000:00:00(Xem: 6118)
Bạn,
Các trường trung học tại Sài Gòn vừa kết thúc, thay vì cho học sinh nghỉ hè, nhiều trường đã vội lên chương trình dạy thêm trong hè với thời gian từ 7 đến 8 tuần lễ, và ép buộc học sinh phải học như một học kỳ 3. Tình trạng này được báo Tuổi Trẻ ghi nhận qua trích đoạn dưới đây.

Trên bản thông báo của trường bán công Tenlơman, học sinh đọc thấy lịch học hè dành cho học sinh lớp 10 lên lớp 11 và 11 lên lớp 12 bốn môn Toán Lý Hóa với học phí cụ thể từng môn từ 50 ngàn đồng đến 75 ngàn đồng. Theo nhiều phụ huynh, ngay trong cuộc họp ngày 21-5, giáo viên chủ nhiệm đã khẳng định: học sinh nào không học, năm sau sẽ được chuyển sang lớp khác. Chẳng những vậy, phụ huynh còn nhắc nhở “xem như đây là đợt tổng khai giảng”, nghĩa là học sinh buộc phải học tất cả các môn. Cô hiệu phó lý giải: Những em không học sẽ không được rèn luyện và nâng cao, cho học chung lớp cũ làm sao theo kịp những em đã được học 7 tuần, nên phải chuyển sang lớp riêng. Cô nói tiếp: “Giai đoạn đầu chúng tôi ôn lại căn bản rồi tiếp tục hướng dẫn chương trình mới, vô năm sau chỉ cần nhắc lại rồi học tiếp. Nếu phụ huynh nào đã cho con học hè ở ngoài và cam kết sẽ theo kịp những học sinh học hè trong trường thì chúng tôi cũng cho lên tiếp theo lớp cũ của các em.” Cứ theo cách tính của nhà trường thì bằng cách này hay cách khác, dù không học ở trường, học sinh cũng buộc phải nạp thêm kiến thức như một sự tiếp nối hiển nhiên năm học 2000-2001.

Không chỉ trường bán công lo xa, mà ngay cả trường có đầu vào thuộc loại cao nhất thành phố cũng không chịu kém. Trong buổi họp cuối niên khóa ngày 21-5 ở trường Phổ thông trung học Lê Quí Đôn, mỗi phụ huynh đều được phát thông báo về kế hoạch ôn tập trong hè. Trong đó, các đối tượng bắt buộc phải học được liệt kê khá rộng. Trừ học sinh lớp 10 lên lớp 11 công lập xếp loại học lực khá, giỏi, được quyền chọn lựa, còn lại học sinh lớp 11 lên 12, học sinh lớp chuyên toán, lý, hóa, Anh, sinh, văn, học sinh lớp 10 lên học lớp 11 có học lực 5 trở xuống về các môn chính và toàn bộ học sinh bán công đều buộc phải cắp sách đến trường học hè với thời lượng đến 25 tiết/tuần (mỗi buổi 5 tiết, mỗi tuần 5 buổi như chính khóa). Với kế hoạch rầm rộ như vậy, ngày khai giảng lớp hè vào 26-6 tới đây có khác gì ngày khai giảng năm học. Cô hiệu trưởng Thanh Vân giải thích: Học sinh lớp 11 lên 12 có ít thời gian ôn luyện nên phải luyện trong hè. Còn học sinh hệ bán công thì chất lượng thấp hơn công lập nên cũng phải học. Trong khi đó, để bồi dưỡng đội ngũ thi học sinh giỏi gọi là mũi nhọn, trường phổ thông Trung học Nguyễn Du cũng tuyển ra một lớp chọn, và lớp học này sẽ nâng cao ba môn toán lý, hóa. Và vì vậy học sinh được chọn làm mũi nhọn ở đây cũng được yêu cầu trở lại với sách vở sau chưa đầy nửa tháng nghỉ hè (học từ 12-6 đến 12-8). Hiệu phó phân trần: Đã là mũi nhọn, nếu học như các học sinh khác thì làm gì có thời gian nâng cao kỹ năng làm bài tập.

Bạn,
Tiếp xúc với phóng viên, một phụ huynh trường Nguyễn Du nói trong tâm trạng bức bối: Cháu đã vùi đầu học trong chín tháng căng thẳng rồi. Hè đến tôi đã dự định cho cháu đi chơi, nghỉ ngơi thật sự nhưng lại được yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm bắt buộc phải học. Tri thức cũng cần nhưng còn sức khỏe, học ra mà không có sức khỏe thì cũng đâu làm được gì. Nhất là cháu đang tuổi dậy thì, có phát triển đẹp hay không là từ tuổi này (lớp 10 lên lớp 11), nếu không giữ được là thôi. Một học sinh lớp chuyên trường Lê Quí Đôn ngán ngẩm: Nhìn lịch học là thấy oải rồi. Mới nghỉ một tuần đã phải vào học nghề kỹ thuật ứng dụng để tháng tám thi, rồi phải học thêm văn hóa. Hết khóa lại chuẩn bị vô năm mới tiếp tục cày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.