Hôm nay,  

Thợ Da Giày Lao Đao

07/07/200600:00:00(Xem: 1847)

Bạn,

Theo báo Đầu Tư dẫn tin từ Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), từ tháng 7/2005, khi Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu kiện phía Việt Nam bán phá giá sản phẩm giày mũ da và áp mức thuế sơ bộ khởi điểm 4.2% đối với giày mũ da của Việt Nam xuất cảng sang Liên hiệp châu Âu, lượng đơn hàng giảm mạnh. Đó là chưa kể đến nay, việc nhiều đơn hàng cho năm 2006 vẫn chưa được khách hàng xác nhận đã khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ chờ việc, và đời sống của những thợ da giày vô cùng lao đao. 

Báo Đầu Tư phân tích rằng tác động của vụ kiện dường như lớn hơn khi lao động trong ngành da giày chủ yếu là người đến từ các vùng nông thôn, đa số là lao động nữ với trình độ học vấn thấp, dễ bị thiệt thòi và tổn thương khi xảy ra biến cố về công ăn việc làm... Mặc dù thu nhập của lao động da giày còn thấp, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng, giúp họ giảm bớt gánh nặng về gia đình và đây thực sự là con đường thoát nghèo đối với nhiều vùng nông thôn. Chính vì thế, vụ kiện đã và đang khiến hàng trăm ngàn lao động nữ ngành da giày cùng gia đình họ đứng trước nguy cơ giảm thu nhập, luẩn quẩn trong vòng nghèo đói, tạo nên gánh nặng cho toàn xã hội và làm tăng tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam.

Về đời sống công nhân da giày, báo Đầu Tư nêu ra trường hợp của 1 nữ công nhân tên Thúy có tình cảnh bi đát như sau: "Hơn 20 tuổi, rời vùng quê nghèo Thanh Thuỷ (Phú Thọ), Thuý trở thành công nhân ngành da giày, làm việc và gắn bó với Nhà máy H.N ở ngoại thành Hà Nội. Với bản tính cần cù, chịu khó, lại được trời phú cho đôi bàn tay khéo léo, cô nhanh chóng làm quen công việc. Cùng với năng suất ngày càng tăng, tiền lương của cô cũng ngày một khá hơn. Với khoản thu nhập 700 ngàn - 900 ngàn đồng/tháng, sau khi trừ chi phí thuê nhà trọ, ăn uống, sinh hoạt, hàng tháng, cô cũng dành dụm được vài ba trăm nghìn đồng đều đặn gửi về phụ cha mẹ già nuôi các em ăn học. Cuộc sống của cô dù còn khó khăn nhưng lại là niềm mơ ước của bao bạn bè cùng trang lứa khi họ vẫn phải quần quật với sào ruộng khoán ở quê nhà. Thế nhưng, cô thôn nữ hiền lành, chân chất không thể ngờ rằng, vụ kiện của "cái ông EC" nào đó ở tận đâu đâu lại khiến cô và hàng trăm công nhân của Nhà máy H.N bỗng chốc lâm vào cảnh khó khăn, lo ăn từng bữa, cuộc sống trở nên mờ mịt, bấp bênh."

Bạn,

Cũng theo báo Đầu Tư, xưởng may giày nói trên hiện nay chỉ còn non nửa số công nhân đang lặng lẽ với công việc. Một nữ quản đốc phân xưởng may của nhà máy cho biết, từ khi Ủy ban châu Âu (EC) áp mức thuế chống bán phá giá với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam, lượng đơn hàng của nhà máy còn chưa đầy 50%; tới nay, mỗi tháng, nhà máy chỉ làm khoảng gần 30 ngàn đôi giày (so với hơn 70 ngànđôi/tháng trước kia), thu nhập của công nhân giảm đáng kể. Nhìn dãy máy khâu mênh mang, trống trải phía sau những công nhân đang làm việc, phóng viên cảm nhận rằng dường như trong từng mũi khâu của những nữ công nhân trẻ đang nặng trĩu âu lo...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.