Hôm nay,  

Bán Hàng Ơû ‘chợ Chạy’

15/05/200300:00:00(Xem: 4904)
Bạn,
Tại Sài Gòn, ngoài các chợ chính của quận, phường, còn có vô số chợ tạm dọc lề đường, các hẻm cư dân. Đó là các "chợ chạy" khi mưa xuống hoặc khi có tuần tra của công an giao thông. Buôn bán tại các chợ chạy, tiểu thương gặp nhiều khốn khó, và chuyện mưu sinh của họ vô cùng gian nan như ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị như sau.
Chị Cúc, bán rau trước cổng trường tiểu học Lam Sơn trên đường Bùi Hữu Nghĩa, bên hông chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh cho biết: "Tôi từ Thanh Hóa vào. Hàng ngày, tôi vào mua mối ở trong chợ Bà Chiểu đem ra bán dạo cho khách qua đường mỗi ngày kiếm được vài ba chục ngàn. Bán ở đây dễ bị "hốt" lắm nên phải dọn hàng trên xe đạp để chạy cho kịp công an và dễ tránh mưa". Anh Kha, bán nón trên đường Nguyễn Hữu Thoại thì lại lo mưa theo cách khác: "Tôi bán chủ yếu ở xung quanh chợ Thị Nghè. Đứng bán ngoài nắng cả ngày nên hễ trời mưa xuống là dễ bị cảm lắm. Mấy ngày nay, dù chỉ là mưa đầu mùa nhưng đứa con trai phụ bán với tôi bị cảm, ho. Bây giờ, tôi phải cho cháu ở nhà dưỡng bệnh".
Đối với chị Hồng, bán tôm, cá khô ở hẻm số 4, đường Bạch Đằng chợ Hàng Xanh, quận Bình Thạnh thì việc hư hỏng hàng hóa là nỗi lo lớn nhất: "Khi thời tiết ẩm ướt, mặt hàng của tôi bán dễ bị mốc và có mùi hôi.Nếu mưa xuống bất ngờ mà che chắn không kịp thì đành phải chịu mất thời gian phơi đi phơi lại hoài. Lúc ấy, việc phải bán tháo để đủ sở hụi cho việc chi tiêu hàng ngày trong gia đình là chuyện bình thường". Anh Thịnh, bán trái cây ở đường Nguyễn Ngọc Phượng, khu vực chợ Thị Nghè cũng vậy. Anh nói: "Vào mùa mưa, đoạn đường này khá lầy lội, dơ bẩn. Không riêng gì mặt hàng của tôi, các mặt hàng khác như quần áo, vải vóc, thức ăn nhiều lúc không cẩn thận để rớt hoặc để cho sình bùn bắn vào thì lỗ vốn là cái chắc".

Đã nhiều năm nay, tại khu vực chợ tạm trên đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, những người bán hàng ngồi tràn ra cả hai bên lề đường nên vào buổi sáng, buổi chiều, kẹt xe ở đây là chuyện thường xuyên. Bác Phạm Thiếu Nhàn, 54 tuổi, người dân sống tại khu vực này cho biết mùa mưa, khúc đường này thường lầy lội hơn nhưng cũng ít người mua bán hơn nên đỡ kẹt xe hơn những ngày thường. Chị Thu Loan, chủ sạp thịt bò trong khu chợ này cho biết tuy vào mùa mưa, việc bảo quản thịt đỡ hơn do trời mát nhưng lượng hàng bán được bao giờ cũng kém hẳn so với lúc không mưa. Chuyện ế hàng, phải đem về nhà năn nỉ hàng xóm mua giùm vói giá vốn là bình thường. "Còn nếu không được nữa thì mình cũng phải "lãnh" hết chứ sao", chị Loan phân trần.
Chị Hà, quê ở Nam Định bán trái cây tại khu chợ trên đường Trần Bá Giao giữa hai chợ Gò Vấp, An Nhơn đã gần hai năm nay. "Mùa nắng bán được hàng hơn, chỉ đến hơn 10 giờ là về nhà, sau đó khoảng 3 giờ mới ra bán tiếp, nhưng những tháng mưa thì cực hơn, ế hơn nên phải lấy ít hàng đi. Chuyện phải bán đổ bán tháo, lấy được đồng nào hay đồng đó cho những đợt hàng ế là chuyện thường xuyên lắm".
Bạn,
Cũng theo SGGT, một số người buôn bán ở các "chợ chạy" lại cho rằng trời mưa là "cơ hội" bán hàng tốt, miễn là họ phải kiên trì. Chị Nga, bán rau cải bên hông chợ Bà Chiểu nhận xét : "Sau những cơn mưa, người ta thường ngại vào chợ vì sợ sình bùn lầy lội nên hay tấp xe vào lề đường để mua. Nhiều quý ông đi chợ rất thích mua ở đây vì chỉ cần ghé vài phút là có đồ ăn ngay.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.