Hôm nay,  

Chợ ‘rỗi’ Ở Nha Trang

21/07/200300:00:00(Xem: 4379)
Bạn,
Nha Trang có 1 ngôi chợ rất độc đáo. Đó là chợ "rỗi", chỉ họp từ rạng sáng, chỉ buôn cá, và giá cả không phụ thuộc vào việc cá về nhiều hay ít mà tùy theo thời tiết và khuynh hướng tiêu thụ. Đây là một trong những chợ độc đáo nhất ở Nha Trang. Báo Nhân Dân viết về chợ này như sau.
Chữ rỗi bắt nguồn từ những người dân ở các làng biển đi mua cá từ các thuyền đánh bắt để bán lại, họ gọi đó là nghề rỗi. Nếu dùng thuyền nhỏ ra biển đón tàu mua cá thì gọi là rỗi nước. Còn đợi tàu cập bờ mua thì gọi là rỗi cạn. Nhưng nghiệm cho cùng thì những người làm rỗi nước đôi khi không thu mua hết cá của tàu thuyền, cho nên chợ rỗi hình thành . Chợ rỗi nằm ở khoảng đất trống đối diện với sân vận động thị trấn Ninh Hòa, Khánh Hòa, thuộc địa phận xã Ninh Đa. Lúc đầu cũng chỉ từ một chiếc xe chở cá tới nơi này chẳng may bị trục trặc, người chở cá bèn bày cá bên đường bán với mong muốn "gỡ lại vốn". Không ngờ hôm đó việc bán cá lại vô cùng thắng lợi. Cũng từ ngày đó, chợ rỗi thành hình. Sau đó, càng ngày chợ lớn dần vì những chủ tàu đánh cá từ Ninh Hòa, đến Vạn Ninh đồn nhau đem cá tới nơi bán. Cuối cùng chính quyền địa phương đã quyết định chọn một bãi đất trống rộng gần 1,000 m2 để làm chợ. Từ đó, chợ hình thành.

Cũng như bất cứ chợ nào, thường thì những chủ thuyền đánh cá chẳng có thì giờ ngồi bán từng giỏ cá của mình. Do đó, ngay tại chợ rỗi có tới bốn chủ vựa. Gọi là chủ vựa vì họ lấy cá chủ thuyền bất kể đắt ế, họ cũng chẳng trả giá bán kiếm lời. Chủ vựa là một dạng "ngân hàng đấu giá" trong chợ rỗi. Mờ sáng, cá đánh bắt về đều giao cho chủ vựa theo dạng "chữ tín làm đầu", tiền của phiên chợ hôm qua được giao, còn lượng cá của hôm nay thì chưa biết ngã ngũ thế nào. Cá vẫn để nguyên trong vật dụng còn tươi rói. Chỉ chừng vài chục phút sau, các bà bán cá chuyên nghiệp ở các chợ từ Ninh Hòa đến Nha Trang đi xe tới. Việc trả giá có khi theo cân, có khi theo mớ. Cá được nhìn bằng mắt hơn là nắm lên coi, vì theo như chị Hai Kiểng, có mấy chục năm trong nghề thì "Quen nhìn bằng mắt là biết cá đánh bắt ở đâu, cá còn tươi hay không, giỏ cá nặng bao nhiêu ký". Đó gọi là kinh nghiệm nghề nghiệp. Giá cả thì không phải cá về nhiều hay ít mà tùy theo thời tiết và khuynh hướng tiêu thụ của người đi chợ. Bà Mười, chủ vựa là người Ninh Hòa, giải thích về công việc của chủ vựa trong chợ rỗi. Bà nói: Tôi chỉ làm nhiệm vụ bán dùm cho tàu anh Hai và một số anh khác. Cá bán xong thì người phụ trách bán hưởng 10% sau khi trừ chi phí, thế thôi. Tôi ngạc nhiên vì chủ vựa có thể bán mắc nói rẻ " Bà cười: Làm gì có chuyện đó, kinh nghiệm phiên chợ nhìn là biết ngay. Với lại trong thương trường, chữ tín mới vững bền. Nơi này chẳng có chỗ cho người lừa lọc.
Mỗi ngày, lượng cá về chợ rỗi khá lớn, có khi tới vài tấn. Ngoài các chủ vựa, còn khoảng mười chị phụ nữ tuổi từ 25 trở lên, như chị Lê Thị Bảy, cho biết họ đều là người Ninh Đa. Tranh thủ sáng sớm ra chợ kiếm ít đồng. Cùng với chị Bảy có thêm mấy người khác đến chợ rỗi làm việc theo cách "chỉ đâu làm đó". Chẳng hạn, việc lựa cá, rửa cá, khiêng cá với giá cả có khi được vài chục ngàn mỗi buổi chợ.
Bạn,
Cũng theo báo Nhân Dân, chợ rỗi tan rất sớm. Chỉ chừng 9 giờ sáng là cả khu chợ ồn ào náo nhiệt vắng những chuyến cá về hay cá đi. Khi đó, người đi qua không thể ngờ rằng ở nơi này từng có một phiên chợ chỉ họp từ rạng sáng và chỉ buôn cá mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.