Hôm nay,  

Giúp Việc Nhà ‘di Động’

18/04/200600:00:00(Xem: 5677)
Bạn, Theo báo quốc nội, trong cuộc sống tất bật của thời "kinh tế thị trường", tại Sài Gòn và các thành phố ở VN, nhiều đôi vợ chồng trẻ không có thời gian chăm sóc gia đình, dọn dẹp nhà cửa. Nhưng để thuê một người giúp việc thì không yên tâm giao nhà hẳn. Thế nên, họ chọn giải pháp an toàn là tìm "người giúp việc nhà di động" để dọn dẹp mỗi tuần 1 hoặc 2 lần. Những người kiếm sống bằng nghề này là cư dân nghèo và "chuyên môn chính" của họ là sức lao động, dễ bảo và chịu khó. Họ hầu hết là nữ và đến với các gia chủ bằng nhiều con đường: người quen giới thiệu, thông qua các trung tâm xúc tiến việc làm, tự tìm hiểu, thậm chí là một mẩu rao vặt trên báo. Báo Thanh Niên ghi nhận về cuộc mưu sinh gian nan của những phụ nữ làm nghề này qua đoạn ký sự như sau. Vợ chồng chị Phan từ vùng quê nghèo khó của Quảng Ngãi vào Sài Gòn lập nghiệp. Chồng chị làm thợ hồ; chị lúc đầu bán vé số, bán nước mía, rồi đi làm vú em và cũng nhờ công việc cuối cùng này mà chị phát giác ra nhu cầu cần "người giúp việc nhà di động" trong cuộc sống hiện đại nên chuyển hẳn làm công việc này. Tiền kiếm được của hai vợ chồng mặc dù không dư dả gì nhưng cũng đủ thuê một phòng trọ ở Tân Bình và hằng tháng còn dành chút ít để gửi về cho 2 đứa con đang ăn học. Chị Phan cho biết nhiều khi gặp người chủ tốt bụng, nên ngoài tiền trả cho phần công lao động, còn "bo" thêm chút ít. Thế nên "bí quyết" của chị để lấy lòng chủ là làm việc nhiệt tình và sạch sẽ. Lê Thị Hiền dù mới vào nghề, nhưng đôi tay thoăn thoắt của chị khi dọn dẹp, thỉnh thoảng dừng lại để quệt những giọt mồ hôi trên trán và cười, tôi thấy sự hài lòng trong đôi mắt của chị. Chị đang làm tạp vụ cho một nhà trẻ tư nhân từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật chị tranh thủ làm thêm. Nhất là vào dịp Tết nguyên đán vừa qua, nhu cầu dọn nhà cửa càng tăng cao và hầu như chị phải làm liên tục. Chị cho biết những ngày này có khi chị phải kiêm luôn việc của các ông chồng như quét bàn thờ, lau lư hương... Thế nên chị làm đến 29 Tết mới về quê và mùng 6 phải vào lại, vì theo chị nhu cầu người giúp việc trước và sau Tết rất cao. Còn ngày thường, ngày đắt "sô" của các người giúp việc nhà là thứ bảy và chủ nhật. Khách hàng là những người quen giới thiệu cho nhau. Bạn, Báo TN ghi nhận rằng khó khăn của nghề giúp việc nhà di động là làm việc khá vất vả. Những đôi tay chai sần của chị Phan, chị Hiền không lúc nào nghỉ ngơi. Chị Hiền kể lúc mới vào nghề, vì không đeo găng tay nên những chất tẩy rửa dùng để dọn vệ sinh ăn lột cả da tay đến rỉ máu. Đến mức chị phải nghỉ một thời gian để bàn tay bình phục và sau lần ấy không lúc nào chị rời khỏi đôi găng tay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.