Hôm nay,  

Khách Đi Tàu Chui

08/10/199900:00:00(Xem: 6399)
Bạn,
Trên các chuyến tàu lửa tuyến đường Sài Gòn-Hà Nội hay ngược lại, luôn luôn có ba “dạng” hành khách: hành khách có vé chính thức mua tại các quầy bán vé ở nhà ga, hành khách mua vé chợ đen của các cò vé, và hành khách mua vé “miệng” với các nhân viên hỏa xa trên tàu. Với dạng thứ ba, khách được các kiểm soát viên xếp vào thành phần đi tàu “chui”. Cần phải đi gấp khi không mua được vé chính thức, thay vì phải mua vé chợ đen với giá cao hơn từ 30% đến 50% so với giá quy định, hành khách chỉ cần tìm gặp một nhân viên nhà ga (thường mặc đồng phục) thì sẽ được sắp xếp để lên tàu với giá rẻ hơn 1/2 hay 1/3. Ngoài trường hợp nói trên, còn có nhiều lý do để đi tàu chui như những câu chuyện sau đây được một nữ phóng viên báo Sài Gòn ghi lại.
Trên chuyến tàu S 8, tôi được nghe kinh nghiệm đi tàu chui của một cậu sinh viên Kinh tế, quê ở Nha Trang. Cậu cho biết em bỏ tiền ra mua vé, đi chui suốt ba năm học, mỗi năm về nhà 5-6 lần, vừa an toàn, vừa rẻ. Lên tàu là em nhậu cùng nhân viên tàu suốt chuyến. Cậu còn nhận xét: nhân viên người Nam thoáng hơn người Bắc, dễ cảm thông cho sinh viên hơn. Cậu sinh viên nói trên có lần dắt 9 cô bạn cùng đi chui. Xui làm sao, tuy trót lọt qua hai cửa ải nhưng khi tàu chạy thì đụng đoàn thanh tra của nhà ga kiểm tra đột xuất. Cả tiểu đội bị đuổi xuống ga Mường Mán giữa đêm hôm khuya khoắt. Anh chàng phải bôi đen trang phục cho ra dân bụi để ra ngoài đón xe về Nha Trang. May sao là có một cậu thanh niên chứ nếu toàn con gái thì biết xoay xở làm sao giữa sân ga vắng vẻ vào giờ ấy" Lại có một cô sinh viên Đại học Khoa học Huế khi mang hành lý cồng kềnh chưa kịp lấy vé ra thì bị mắng xối xả “ngữ chúng mày chỉ có đi tàu chui thôi” làm cô tức đến khóc ngon lành. Vào những ngày lễ, Tết thì tình cảnh lại vô cùng bi đát hơn. Hai ba người bị nhét vào một giường, ghế ngồi thì ba người hai ghế, ghế “xơ cua” cũng chật cả lối đi. Lắm lúc gặp công an giao thông kiểm tra thì khách chui bị đưa vào toa lét để trốn. Lại còn tình trạng do nhân viên trên tàu và dưới ga không thỏa thuận chia chác hợp lý, người lãnh đủ là hành khách vì bị trì kéo mất thời gian, thậm chí còn bị mắng té tát.

Không chỉ sinh viên-những người luôn bị viêm màng túi-mới dễ dàng được cảm thông như vậy. Trên chuyến tàu LH 3 từ Hà Nội vào Sài Gòn mới đây, trong khi còn có một khoang giường mềm còn trống thì cô nhân viên xét toa 7 đã nói thẳng thừng với khách: Tôi đố chị bói ra được chiếc vé đi bây giờ, tôi sẽ trả tiền lại. Trong khi đó khoang ở cạnh phòng tôi có đến 3 chị phụ nữ cùng đi với 3 đứa trẻ, tất cả hoàn toàn đi chui. Một chị đến Tuy Hòa, hai chị vào Sài Gòn. Một chị do quen biết nhân viên, hai chị kia trả 200 ngàn/giường (bằng 1/2 giá gốc). So với giá cả quy định thì giá tàu chui bao giờ cũng chỉ bằng 2/3 chính thức, nếu khéo chèo kéo thì có thể chỉ bằng 1/2, còn quen biết thì chỉ 1/3. Hành khách thấy rẻ thì cứ liều, vả lại nhân viên đã bảo không sao thì lo gì.
Bạn,
Một phụ nữ lớn tuổi đã kể lại với nữ phóng viên câu chuyện Tây cũng đi tàu chui. Theo lời phụ nữ cao niên này, tại ga Huế, bà gặp một cặp thanh niên người Âu cùng lên chuyến tàu xuất phát lúc 18 giờ 15. Nửa đêm đi vệ sinh, bà ngạc nhiên khi gặp cặp thanh niên này ngồi trong toa nhân viên. Sáng hôm sau bà lân la hỏi chuyện thì biết cặp thanh niên này là người Pháp, và cũng đi chui. Bà hỏi: Ai chỉ mà đi chui. Hai thanh niên này trả lời: Những bạn bè đi trước mách bảo, nên thử đi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.