Hôm nay,  

Rượu Đế Phương Nam

07/03/200600:00:00(Xem: 6196)
Bạn,

Theo báo Đồng Nai trích dẫn tài liệu từ "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, vào hậu bán thế kỷ 17, trong cuộc hành trình phương Nam, các thế hệ di dân người Việt với phương tiện chính yếu là thuyền, ghe, xuồng... theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai vào định cư ở các giồng đất hai bên bờ. Do đây là những nơi sẵn nước ngọt dùng cho sinh hoạt, trồng tỉa nên người Việt đến khai khẩn sớm nhất. Theo đó, Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa - huyện Long Thành, là một trong những vùng định cư sớm nhất của số cư dân này ở xứ Đồng Nai. Và không biết tự lúc nào rượu đế Bến Gỗ đã vang tiếng khắp miền Nam. Báo Đồng Nai ghi nhận về loại rượu đế lừng danh này như sau.

Trong tập "Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển’ ghi rằng: "... Thức uống có men phải nói đến rượu đế. Cùng với rượu Gò Đen (Long An), Hòa Long (Bà Rịa), rượu gạo Bến Gỗ (Long Thành) cũng nổi tiếng xứ Đồng Nai. Rượu đế chưng cất từ gạo nếp kết tinh chất bổ dưỡng từ bột nên dùng đúng liều lượng rất dễ tiêu hóa. Rượu đế còn dùng để ngâm thuốc gồm nhiều loại động, thực vật để tăng lực hoặc chữa bệnh". Rõ ràng là chi tiết "cùng với" không được đúng lắm vì Bến Gỗ hình thành địa bàn dân cư sớm hơn Long An, Long Đất thì rượu đế Bến Gỗ không thể xuất hiện cùng thời với rượu đế Gò Đen, rượu đế Hòa Long mà là phải có trước. Nhưng trước là lúc nào thì chưa có tài liệu nào nói rõ."

Một số chủ lò rượu cho biết rằng "rượu Bến Gỗ nổi tiếng từ lâu lắm rồi, nhưng nó cũng thăng trầm dữ lắm". Một chủ lò năm nay 71 tuổi, nói giọng hoài cổ: "Rượu đế Bến Gỗ hồi trước đây nấu toàn bằng nếp và pha men ngọt nên rượu ngon lắm. Ông bà mình còn canh thời tiết mới kháp rượu, nên rượu ra ngon không chê vào đâu được. Đã vậy, người uống rượu đế Bến Gỗ hồi đó thường dùng cáo nhạo để đựng rượu và khi rót ra ly phải có bọt mới chịu. Và khi uống rượu đế người ta cũng uống là để thưởng thức hương vị, ngồi nhâm nhi bàn chuyện xóm làng. Đến đám tiệc cũng uống rượu tình rượu nghĩa. Từ sau năm 1954, có một số dân di cư đến Bến Gỗ sống nghề sông nước và hình thành ra ấp Xóm Câu thì thanh niên ở đây uống rượu bằng tô. Dân Bến Gỗ cũng bắt chước theo uống tô say té lên té xuống. Mà rượu đế bây giờ đều kháp bằng gạo dẻo với men tự tạo, tuy cũng nấu một mẻ 10 lít gạo ra được 4 lít rượu, nhưng hổng ngon bằng hồi trước".

Bạn,

Báo Đồng Nai ghi nhận rằng hiện nay lò rượu ở An Hòa "tự phát tùm lum" nhưng lò có uy tín thực sự chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tại địa phương này có ông Năm Mạnh, 71 tuổi, chủ lò rượu đế có uy tín nhất ở An Hòa hiện nay. Được truyền nghề kháp rượu từ ông bà, cha mẹ, ông Năm Mạnh mở lò đến nay đã 56 năm, cho rằng: "Rượu đế Bến Gỗ ngon nhờ ngoài kỹ thuật kháp còn có yếu tố nước. Vì cũng với nếp, men như vậy nhưng rượu ở hai xã liền bên là Long Hưng và Phước Tân thì lại không ngon."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.