Hôm nay,  

Nữ Tiếp Viên Quán Cà Phê

15/03/200300:00:00(Xem: 4840)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn hiện nay, hầu hết các phố đều có quán càphê, từ loại bình dân chỉ vài ba chiếc ghế con kê tạm ở vỉa hè, đến loại trung bình dăm ba bộ bàn ghế nhựa thấp trong một không gian mười mấy mét vuông, nhạc xập xình. Sang hơn một chút là loại quán với hơn chục bộ bàn ghế có tay dựa cao, nhạc compact disc hoặc VCD đập chói chang. Thời thượng và cao cấp hẳn có coffee bar với nhiều thức uống, thức nghe, thức chơi dành cho dân "quý tộc". Quán cà phê theo đúng nghĩa là nơi thư giãn tinh thần, không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày của nhiều người ở Sài Gòn. Thế nhưng, ngày càng có nhiều quán cà phê bổ sung vào đội ngũ tiếp viên của mình các cô gái trẻ đẹp với nhiều "chiêu" tiếp tân mới lạ như ghi nhận của báo Giáo Dục Thời Đại qua đoạn ký sự như sau.
Các quán càphê có đội ngũ tiếp viên nữ trẻ đẹp thường ra sức phô diễn dung nhan mỹ miều của "các bé" để câu khách, giành giật "thượng đế". Cứ làm một tour quanh các phố cà phê như Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1), Trần Quang Diệu (Q3), Ngô Quyền (Q5), Bà Hạt (Q10)... người ta sẽ thấy hiện tượng "các bé" nườm nượp ra vào, cười cười nói nói, nghiêng đầu nghiêng vai rúc rích trò chuyện với khách trong đủ thứ trang phục "hiện đại" nhất như: váy cực ngắn, áo cực cụt, giày cực bự! Và một điều dễ nhận thấy hơn cả là "các bé" đều còn rất trẻ, hầu hết đều ở quê lên thành phố đầu quân vào công việc này để kiếm sống và cũng từ đây không ít em đã rơi vào cảnh đoạn trường.

Ngoài việc bưng bê, trò chuyện vui vẻ với khách, đôi khi các em phải chịu các "điều kiện ngầm" để giữ chỗ kiếm cơm. Nhiều "bé" chỉ cần vài tháng lăn lộn trên trường đời đã lột xác và làm mất hoàn toàn hình ảnh của các cô gái trẻ nhút nhát, e lệ buổi đầu. Tại quán Lệ Thu, đường N. B.K (Q1), một "bé" 17 tuổi không chỉ làm khối chàng bể đầu sứt trán vì choảng nhau mà còn hồn nhiên "cua" luôn ông chủ. Nghiễm nhiên em nhảy lên làm quản lý một bầy "các bé" dưới trướng, cai quản cả việc thu chi của "chàng và nàng" được vài ba tháng thì đến tai "phu nhân". Bà cả đem quân ra tận chỗ làm ăn của chồng làm một trận tanh bành. Còn "bé" N. ở quán Mai, đường T.Q.D (Q3), sau nhiều lần "tình cảm" với các mày râu chơi xe phân khối lớn, xài di động, chi tiền "đô", em đã "lên đời" bằng chiếc Spacy Trung Quốc, giắt túi một chiếc di động, tóc nhuộm 3 màu, trang điểm kiểu Hàn Quốc và chuyển đổi chỗ làm từ quán càphê đến "Call girl" (gái gọi). Còn một số "bé" khác cũng không kém "sáng tạo" trong cách "lên đời" để thay da đổi thịt trong chốn ăn chơi thị thành.
Bạn,
Báo Giáo Dục Thời Đại viết tiếp: Lên thành phố neo thân ở những chốn đầy rẫy cạm bẫy, hầu như các em phải đổi tuổi trẻ, nhan sắc của mình để phục vụ cho nhu cầu uống cà phê "nghe nhìn" của giới mày râu khắp chốn. Chẳng phải em nào cũng được mắt được lòng tất cả "thượng đế". Cũng chẳng phải các em dễ dàng mi tiền boa của khách nếu không chịu mất một chút gì đó. Chưa kể nếu gặp chủ có lòng hoặc biết điều còn được yên nơi ấm chỗ, chẳng may gặp chủ loại ma cô, buôn người, hoặc bòn rút sức lao động của người khác để làm giàu thì số phận của các em khó có thể đoán trước... Mặc dù hình thức, tiếp viên quán càphê cũng chỉ là một nghề như mọi nghề lương thiện để kiếm sống. Nhưng thực tế như những gì đã được chứng kiến, chúng ta không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến tương lai của các em...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.