Hôm nay,  

Cách Gọi Tên Phụ Nữ

22/08/199900:00:00(Xem: 7049)
Hôm trước có kể cho bạn nghe về cách đặt họ kỳ lạ tại một làng Miền Bắc, với chữ lót tự nhiên nhảy ra làm họ, nghĩa là mỗi đời có thể đổi họ khác nhau. Đất nước mình vẫn còn những thói quen đặt tên, trong đó đặc biệt là cách đặt tên phụ nữ phức tạp hơn người nam. Không biết có phải do lòng kỳ thị nam nữ hay không.
Lần này báo Phụ Nữ Thủ Đô có giải thích về thói quen đặt tên cho người nữ, thì mới thấy quả là tinh thần Nho gia thời cổ vẫn mạnh trong cách cư xử với người nữ, kiểu như là khi lấy chồng thì gọi theo tên chồng và khi có con lại gọi theo tên con. Hơi nhức đầu nếu bạn còn quen cách gọi đơn giản của người Sài Gòn, nhưng chắc bạn cũng vui khi tìm hiểu thêm một phong tục quê nhà. Báo này viết tóm lược như sau.
Ngày xưa những vùng nông thôn ở những tỉnh thuộc trung du và đồng bằng Bắc Bộ, những gia đình sinh con gái có hai cách đặt tên: Gia đình phong lưu, quyến quý thường đặt tên con gái bằng tên các loài chim: Yến, Oanh, Loan, Phượng... hoặc các loài hoa: Lan, Đào, Lý, Huệ... còn đại bộ phận bình dân đặt tên con gái xấu xí như: Tý, Tẹo, Cún, Thẽm, Hĩm, Đỏ...
Tuy không lập giấy khai sinh, nhưng tên được đặt ra từ khi sơ sinh đều được chép vào gia phả, tộc phả. Đến khi người con gái lấy chồng thì lập tức phải gọi theo tên chồng, không gọi như tên cha mẹ đặt ra từ trước. Đến khi vợ chồng sinh con đầu lòng đặt tên là gì thì cả vợ và chồng được mang tên như đứa con đầu lòng ấy. Thế là người phụ nữ hai lần không được gọi tên mình, tên mà mẹ đặt cho.

Nhưng phong tục cũng tôn vinh người phụ nữ. Đó là: người chồng có chức vụ, địa vị gì trong xã hội như: lý trưởng, phó lý, chánh tổng, phó tổng hoặc làm thầy đồ, thầy giáo thì người vợ được mọi người gọi kèm tên chồng là: bà Lý, bà Phó, bà Tổng, hoặc bà đồ, bà giáo. Người chồng thì đỗ tú tài, ông nghè, ông cống thì người vợ cũng được mọi người gọi kèm tên chồng là cô Tú, cô Cử hay bà Nghè, bà Cống. Người chồng được bổ nhiệm làm quan tri huyện, tri phủ hoặc thăng chức tuần phủ, án sát thì người vợ cũng được mọi người gọi là: bà Huyện, bà Phủ hoặc bà Tuần, bà án. Những người chồng có chức nghiệp như: tham biện, đốc tờ, đốc học thì người vợ cũng được gọi là bà Tham, bà Đốc v.v... cho nên tục ngữ có câu:
“Đàn ông quan tắt thì chầy
Đàn bà quan tắt nửa ngày nên quan”.
Một điều đáng trân trọng là người phụ nữ tuy hai lần phải thay đổi tên gọi hoặc gọi theo chức danh, chức vụ của chồng nhưng cái tên từ lúc ra đời vẫn được giữ nguyên. Ai là người bề dưới trong họ không được đặt tên trùng với tên bề trên như: chú, bác, cô, cậu, dì đặc biệt là ông, bà nội, ngoại. Nếu có chót đặt thì phải tránh đi, ví dụ: Lan thì phải gọi là Lơn, Đào thì phải gọi là Điều, Phượng thì phải gọi là Phụng, Lý thì phải gọi là Lới v.v... Đó là một phong tục lễ giáo theo tôn ty trật tự “bất phạm thượng”, là một nếp văn hóa gia đình, tôn tộc xưa kia.
Báo này quên nói về cách đặt tên phụ nữ thời nay ở Miền Bắc, nhưng tôi tin là đổi cũng nhiều rồi. Bạn thấy đó, thói quen phạm húy bây giờ không mấy người bận tâm nữa, nhất là dân Sài Gòn mình. Lịch sự đâu có nghĩa gì nơi các tên gọi. Cũng như bạn nơi quê người có khi phải đặt tên con theo Anh ngữ cho tiện dụng, nhưng hẳn là tấm lòng vẫn đặt ở những phố thị xưa. Chúc bạn vui.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.