Hôm nay,  

Lễ Hội Đua Voi

02/05/199900:00:00(Xem: 15172)
Bạn thân,
Bạn thường nghe tới voi như một sinh vật trên danh sách báo nguy sắp diệt chủng của các hội môi sinh thế giới và ngờ vực rằng không mấy khi chúng ta có thể gặp được các sinh vật này ngoài sở thú và gánh xiệc. Đúng như vậy thì thật đáng tiếc, bởi vì voi đã luôn luôn là nguồn cảm hứng cho các em thiếu nhi và những người không bao giờ chịu lớn như chúng ta.
Voi còn là một hình ảnh quen thuộc trong Phật Giáo, biểu tượng cho sự vững vàng, không bị xoay chuyển bởi một tâm kiên cố tin vào giới luật. Và là hình ảnh rất thường gặp trong sử sách quê nhà — hẳn là bạn không thể quên nổi chuyện nữ tướng Bùi Thị xuân bị hình phạt voi quật mà những con thú này vẫn kính nể lùi lại và quỳ xuống lạy trước khi bị quản tượng kích động.
Voi thỉnh thoảng vẫn còn được nghe tới các mẩu tin ngắn ở quê nhà, khi núi rừng không còn đủ chất dinh dưỡng nên phải mò ra các làng xã Định Quán phá nhà dân.
Nhưng vẫn còn một nơi mà voi và người vẫn còn sống bên nhau và vui chơi rất mực. Đó là những lễ hội dân Tây Nguyên tổ chức các hội đua voi. Báo trong nước có ghi lại hình ảnh đua voi như sau.
Hội đua voi diễn ra vào mùa xuân (khoảng tháng 3 âm lịch). Hội đua voi thường diễn ra ở Buôn Đôn hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêvepốc (Đac Lak).
Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng (thường là khu rừng ít cây to) đủ để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1-2 km.

Một hồi tù và rúc lên, theo lệnh điều khiển, từng tốp voi đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát thì những chu voi bật lên như chiếc lò xo, phóng về phía trước, tiếng chiêng, trống, tiếng hò reo cổ vũ ầm vang cả núi rừng.
Cuộc đua kết thúc, những chú voi được giải, giơ cao chiếc vòi vẫy chào mọi người rồi ngoan ngoãn bước đi ung dung, đôi tai phe phẩy, mắt lim dim đón nhận những ống đường hoặc khúc mía của những người dự hội.
Ngày hội đua voi là ngày vui lớn ở Tây Nguyên, nó phản ánh tinh thần thượng võ của người M’Nông, một dân tộc giàu đức tính dũng cảm, có kinh nghiệm trong những cuộc săn bắt voi rừng.
Bạn thân,
Tôi không biết trong các gánh xiệc Tây Phương, voi được đối xử thế nào. Đôi khi đọc báo có thấy tin các hội môi sinh phản đối vì cho là voi đã bị hành hạ, cho chạy điện để dạy voi. Nơi núi rừng chúng ta thì không hề có cách cư xử như vậy. Nơi đây, voi là bạn, là nguồn cảm hứng trong các lễ hội, là người đỡ đần những công việc nặng.
Chỉ mong rằng voi Việt Nam lúc nào cũng được trân trọng, không bị bọn săn bắt tìm ngà phục kích. Hãy hình dung tới khi nào đất nước không còn tới một chú voi thì buồn biết là bao nhiêu. Và biết giải thích ra sao cho các học trò đời sau hiểu được niềm vui khi nhìn thấy một hội đua voi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.