Hôm nay,  

Bánh Khoái Thượng Tứ Huế

06/02/200200:00:00(Xem: 5192)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại Huế, trên đoạn phố Đinh Tiên Hoàng từ Thương Bạc đi vào cửa Thượng Tứ, phía số chẵn có 14 số nhà thì đã có sáu gia đình của anh chị em họ Lê cư trú và tất cả đều bị khuyết tật câm điếc. Đây là đoạn phố nổi tiếng vì có các quán bán món bánh khoái Huế mà chủ nhân chính là gia đình anh em họ Lê nói trên. Do tiệm ở gần cửa Thượng Tứ vào Thành nội Huế nên người Huế quen gọi là bánh khoái Thượng Tứ. Điều đáng nói là bánh khoái Thượng Tứ đã có tên trong các sách hướng dẫn du lịch quốc tế, và người có công lớn tạo nên sự nổi tiếng này là người mẹ của gia đình này. Câu chuyện về người mẹ và món bánh khoái Thượng Tứ được báo TT ghi lại như sau.
Khách đến Huế một lần ghé tiệm Lạc Thiện chén một bữa bánh khoái mới có thể mục sở thị tuyệt vời của văn hóa ẩm thực Huế. Nhiều đoàn khách nước ngoài trước khi sang Huế đã điện đặt ăn trước với tiệm Lạc Thiện. Tây ba lô cứ mở sách hướng dẫn mà tìm đến địa chỉ tin cậy của họ. Chiếc bánh vừa đổ từ khuôn ra nóng hổi, ăn với nước lèo rau sống, dậy lên một hương vị đặc trưng không thể quên, mỗi người thưởng thức hai chiếc chỉ 10 ngàn đồng (chưa đến 1 đô). Nước lèo để ăn bánh khoái được chế biến vô cùng khó vì là bí quyết gia truyền.

Bà Hồ Thị Trà, năm nay 77 tuổi, mẹ của các anh chị em nhà họ Lê, là một trong ít người chế biến bánh khoái giỏi nhất Huế. Từ hơn chục năm nay, bà truyền nghề cho các con nhưng thỉnh thoảng lại đứng lò đổ bánh phục vụ khách. Khoảng năm 1956, bà từ Quảng Trị vào lấy chồng ở Huế mua nhà ở gần cửa Thượng Tứ, mở tiệm bánh khoái. Người con gái đầu lòng của ông bà không bị khuyết tật, nhưng sau đó bà Trà bị một chứng bệnh lạ dẫn đến lãng tai, rồi điếc dần. Từ đó, bảy người con tiếp theo của bà (ba trai, bốn gái) đều bị câm điếc bẩm sinh.
Nhưng nỗi bất hạnh do số phận giáng xuống đã không khuất phục được ý nuôi con ăn học nên người, nên nghề và giúp con dựng cơ nghiệp của người mẹ. Những người con của bà Trà đã làm nên cơ nghiệp. Đến nay tất cả họ đều có gia đình, nghề nghiệp vững vàng, nhà cửa khang trang. Lê Văn Trung là chủ quán bánh khoái Lạc Thiện nổi tiếng. Đây là quán gốc của gia đình mấy chục năm trước. Năm 2000 cô em gái Thanh Ngọc vào Sài Gòn mở quán bánh khoái Lạc Thiện đường Phạm Ngũ Lão, gần chùa An Lạc. Người em kế anh Trung, Lê Văn Thạnh, là chủ quán Lạc Thạnh. Lê Thị Thanh Yến mấy năm trước chế biến bánh và phục vụ tại quán Lạc Thiện cùng anh chị, từ khi lấy chồng đã mở quán Lạc Thuận ngay cạnh quán Lạc Thạnh. Chàng trai Lê Văn Lan một thời đi học họa sĩ, về mở xưởng vẽ truyền thần, sau khi lấy vợ cũng mở quán ăn 14 Đinh Tiên Hoàng với nhiều món ăn đặc sản mà người sành điệu ẩm thực ở Huế đều biết tiếng.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, điều may mắn là hơn 30 người con của bảy gia đình họ Lê không ai bị khuyết tật như bố mẹ. Những tiệm bánh khoái Thượng Tứ của anh em họ Lê đã trở thành một trong những địa chỉ văn hóa ẩm thực Huế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.