Hôm nay,  

Rừng Tràm Cạn Kiệt

28/09/200600:00:00(Xem: 2945)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, hàng trăm năm qua, biết bao người dân đã sống nhờ những sản vật do rừng tràm U Minh ban tặng. Nhưng càng ngày con người càng lạm sát tàn bạo cây rừng và tài nguyên dưới tán rừng.   Xung quanh khu vực rừng đệm U Minh Thượng và U Minh Hạ hiện có hơn 8 ngàn 500 gia đình cư dân sinh sống, với hợp đồng nhận khoán đất rừng để trồng tràm, trồng lúa, nhưng hàng ngày chỉ  vào rừng tìm kiếm sản vật bán kiếm tiền để sống. Cũng từ thực trạng này, sản vật rừng tràm U Minh ngày càng cạn kiệt như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.

Từ trụ sở Ban Quản lý "Vườn quốc gia U Minh Thượng", phóng viên chạy xe gắn máy vô con đường nhựa ngăn cách vùng đệm và vùng rừng cấm. Ở U Minh Thượng, trên vùng đệm rộng 13 ngàn 021 hecta có hơn 3 ngàn 500 gia đình nghèo. Mỗi gia đình nhận khoán 4 hécta đất, trong đó 1 hécta chuyên trồng tràm và 3  hécta trồng lúa, nuôi cá.  Phóng viên ghé UB xã Minh Thuận, huyện Vĩnh Thuận - Kiên Giang. Một viên chức xã cho biết Minh Thuận có 3 ấp nằm trong vùng đệm với hơn 500 gia đình, và "ba ấp này không điện, không đường, không nước sạch, dân đều nghèo khó, không vào rừng kiếm cái ăn mới là sự lạ". Hiện dân vùng đệm trồng lúa, mía, khóm... nhưng sống rất bấp bênh. Vùng đệm U Minh Hạ có hơn 5 ngàn gia đình dân nghèo từ khắp nơi tụ về kiếm sống, mỗi gia đình được giao khoán 5-7 hécta đất. Phóng viên đến một xóm khoảng 20 nóc nhà trong U Minh Hạ. Những gia đình  ở đây nhận khoán mỗi nhà  7 hécta đất trồng rừng, làm ruộng nhưng hằng ngày chỉ vào rừng kiếm món gì bán kiếm tiền chạy gạo ăn từng bữa, ruộng bỏ hoang mấy năm nay. Phóng viên đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy dân vùng đệm đều nghèo rớt mồng tơi...

Chỉ cho phóng viên xem những đoàn người chen chân vào rừng, một viên chức xã Minh Thuận nói: "Dân nghèo càn vô rừng, gặp thứ gì kiếm tiền được họ cũng "ăn" hết". Trong nhà không có hạt gạo, con cái đói nheo nhóc thì ông có gan ngồi im dòm con cá, con rùa lội ngang trước mắt hay không"". Danh Được, một cư dân ở ấp Khuân, xã Minh Thuận, rầu rầu hỏi phóng viên.  "Lâm tặc" U Minh bây giờ ai "yếu tay nghề" lắm mới vào rừng đốn tràm vì cực nhọc, bán ít tiền, lại dễ bị kiểm lâm bắt. "Lâm tặc" hiện khoái nhất là bắt cá, trăn, trút (tê tê) và lấy mật ong. Ông Ba Sít, một người chuyên "ăn" ong mật ở rừng U Minh Hạ, cho rằng lấy mật ong là nhàn hạ nhất. Cứ mỗi sáng, ông lại tìm cách luồn rừng. Gặp ổ ong mật hay ong ruồi, ông Ba Sít đều không tha. Trong một buổi sáng, ông Ba Sít có thể thu được khoảng 15 - 20 lít mật ong. Chỉ cần đưa ra được tới bìa rừng thì lập tức có người thu mua toàn bộ với giá 25 ngàn đồng - 30 ngàn đồng/lít.

Bạn,

Báo Người Lao Động cho biết: tại rừng U Minh, kiểm lâm với "lâm tặc" đều nhẵn mặt nhau. Giám đốc "Vườn quốc gia U Minh Hạ" nói với phóng viên: "Không làm sao tránh khỏi chuyện dân vùng đệm xâm nhập vào rừng kiếm ăn. Chung quy cũng tại dân nghèo quá."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.