Hôm nay,  

Thảm Họa ‘vàng Đen’

15/06/200600:00:00(Xem: 2625)

Bạn,

Theo  báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, có một thôn  làng đã  bị cô lập với xã, huyện do bị ngăn cách bởi một con sông. Ở đó, không có đường giao thông, trường học, trạm y tế... nhưng có những quặng điểm titan  hàm lượng lớn được phát giác từ năm 2004. Và trong hơn 2 năm qua, những bãi quặng titan (vàng đen) đã bị đào bới tàn khốc. Những mảng rừng xanh trù phú, đất đai canh tác của người dân theo đó bị "cơn lốc đen" hủy diệt.

Báo SGGP cho biết  thôn làng  bị thảm họa này là thôn Cù Du, nằm phía bên kia sông Bù Lu, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Titan ở Cù Dù khác với các vùng biển bãi ngang của miền Trung, nó ẩn sâu dưới lớp đất phù sa màu mỡ. Phát giác ra titan, năm 2004, Công ty khoáng sản Thừa Thiên-Huế đã "kéo" một đội quân đông đúc về đây khai thác. Công ty này đã dùng máy móc cơ giới phá tan hàng hécta rừng trồng hơn 10 năm tuổi, hất tung lớp đất mặt để hút titan có trong lớp cát nằm sâu dưới lòng đất hàng vài mét. Khi vùng đất này trơ lại toàn cát trắng, những xoắn hút chĩa vào rừng xanh nằm dọc theo chân núi Vĩnh Phong.

Theo quan sát của phóng viên SGGP, nơi đây đã hình thành nên những hố sâu hoắm, dưới lớp đất thịt dày hơn 5m là cát trắng và đá núi, những tảng đá bị "mất điểm tựa" dịch chuyển dần ra khỏi chân núi... lấp dần đồng ruộng. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2006, đám công nhân cùng máy móc đã mang về cho ông chủ của họ một khối lượng titan khổng lồ - 9 điểm khai thác, năng suất bình quân 60 tấn titan/tổ/tháng. Rừng bị chặt phá, cộng thêm cát trắng bị hất nổi lên mặt đất nên mỗi khi có gió lớn đã tạo nên những trận bão cát kinh hoàng. Một người dân than thở: "Trước lúc họ chưa khai thác titan, cây cối ở đây nhiều lắm, khỏi phải lo nắng non; còn bây giờ thì khác, cây cối tan tác hết cả rồi, đi đâu cũng thấy một màu trắng."

Cũng theo SGGP, trước phản ứng ngày một quyết liệt của người dân về những tác hại nghiêm trọng của việc khai thác titan bừa bãi, tháng 9-2004, ông Phùng Văn Bình, quản đốc xưởng khai thác titan ở  thôn Cù Dù và Đông An, đã tổ chức một cuộc họp riêng với người dân Cù Dù, hứa sẽ xây dựng một con đường đất đỏ liên thôn dài khoảng 800m, và bắt điện chiếu sáng cho người dân. Sau lời hứa ấy, phần lớn các gia đình cư dân ở Cù Dù đã chắt cóp tiền bạc, cùng nhau lên phố mua dây và bóng điện. Nhiều nhà chỉ sau ít ngày đã hoàn thành hệ thống "lưới điện" gia đình, chờ ngày ông Bình cấp điện. Tháng 2-2006, ông Bình đã cấp điện thật nhưng chỉ được 2 hôm vị quản đốc này đã quyết định cắt điện vĩnh viễn khiến không ít gia đình chưng hững.

Bạn,

Phóng viên SGGP mô tả rằng bây giờ, những nhà đã bắt điện chỉ biết thắp đèn dầu nhìn đường dây, bóng đèn điện mới chạy khắp nhà mà ứa nước mắt. Chưa dừng lại ở đó, nhiều thửa ruộng bị cát lấp không thể sản xuất cũng không được đền bù như lời hứa của viên quản đốc. Cát không chỉ lấp ruộng lúa mà còn lấp luôn cả con kênh cung cấp nước cho toàn thôn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.