Hôm nay,  

Rừng Miền Ðông Kêu Cứu

03/06/200300:00:00(Xem: 4368)
Bạn,
Theo Lao Ðộng, chỉ trong mấy tháng gần đây, hàng trăm mẫu rừng thuộc khú rừng Suối Nhung, tỉnh Bình Phước (Phước Long-Bình Long cũ) thuộc miền Ðông Nam phần đã bị lâm tặc triệt hạ một cách vô tội vạ. Các nhóm lâm tặc dùng nhiều thủ đoạn để vận chuyển gỗ với hàng đoàn người ngày đêm khai thác công khai, khiến cho thảm rừng còn lại đang đứng trước nguy cơ xóa sổ... Báo này viết như sau.
Quản lý 13,510ha trong đó đất có rừng là 3,406ha, đất không rừng chiếm 230ha còn lại 9,874ha là đất bị dân xâm canh và đường xá cầu cống. Ðất rừng mà Ban quản lý rừng kinh tế (QLRKT) Suối Nhung quản lý nằm trên địa phận bốn xã: Tân Hưng , Tân Lợi , Ðồng Tâm và Tân Phước ngày đêm đang bị triệt hạ vô tội vạ . Ông Nguyễn Anh Dũng phó trưởng ban QLRKT Suối Nhung cho biết: "Ðịa bàn quản lý phức tạp, đối tượng lấn chiếm khai thác rất đông. Họ thường xuyên sử dụng hung khí ngang nhiên thách thức pháp luật. Gần đây, chúng liên tiếp đe doạ, uy hiếp, trấn lột cán bộ nhân viên bảo vệ rừng tại chốt Suối Rùa. Trong khi đó, số nhân viên chính thức của ban QLRKT Suối Nhung chỉ có 5 người, số người hợp đồng bảo vệ rừng (9 người ) đã hơn 3 tháng nay bị Sở Tài chính vật giá Bình Phước treo lương không giải quyết nên anh em nản chí. Như thế thì làm sao mà chúng tôi giữ được rừng".

Qua kiểm tra ở tiểu khu 357, rừng cơ bản bị lâm tặc phá xong. Lâm tặc đi thành hàng đoàn từ 20-30 người vào rừng từ chiều hôm trước mang búa rìu chặt hạ một cây rồi đẽo gọt vuông con chì cho lên xe máy chở ra Ðồng Xoài tiêu thụ. Theo người dân ở địa phương ấp 5 Ðô, xã Tân Phước thì ngoài những đoàn xe máy chở gỗ họ còn thấy những tài xế xe reo rất quen thuộc như Minh, Thành, Vinh, Tài, Luận thường xuyên chở gỗ qua chốt, không biết của thế lực nào" Một nhân viên hợp đồng bảo vệ rừng tên Kỳ cho biết "Chúng em biết mà không dám nói... Nếu có bắt chỉ bắt những người dân vận chuyển thô sơ thôi. Bắt được hai hôm lại thả nên họ càng phá bạo. Trong khi đó chúng em không có lương, anh tính lấy gì mà sống..."
Thực tế rừng ở Suối Nhung đã sạch, lâm tặc chủ yếu khai thác ở đồi 300 thuộc Lâm Trường Ðồng Xoài rồi đi tắt qua tiểu khu 357 của ban QLRKT Suối Nhung ra đường 322 về Ðồng Xoài tiêu thụ. Rừng thì như thế, còn đất trồng thị bị dân xâm canh. Ðộng vào đâu cũng thấy có chủ. Họ mua bán sang nhượng chủ yếu là giấy viết tay. Nhiều khoảnh rừng trồng giao cho chủ giữ rừng cũng bị dân tàn phá. Khi những chủ rừng trồng bắt được lâm tặc báo chính quyền một số cán bộ xã còn đòi chủ rừng "... chi bồi dưỡng..." thành ra rừng cứ bị mất là tất nhiên. Bằng chứng là năm 2001, ban QLRKT Suối Nhung giao khoán cho 5 cán bộ tại UB tỉnh Bình Phước nhận chăm sóc 6,2 ha rừng trồng tại tiểu khu 462. Vừa giao xong, dân ra lấn chiếm đã chặt phá đi mất 1 ,263 cây gỗ tếch.
Bạn,
Báo LÐ phân tích rằng nhìn từ góc độ quản lý thì việc mất rừng ở Suối Nhung Bình Phước có nhiều nguyên nhân. Trước hết do lực lượng quản lý bảo vệ mỏng, cả cơ quan chỉ có 5 nhân viên mà quản lý trên 13,510ha, trong khi đó cơ quan quản lý điều hành lại nằm mãi tận thị xã Ðồng Xoài cách xa rừng từ 30 đến 50 cây sốù. Trong khi đó, nạn di dân tự do bừa bãi không kiểm soát được. Rừng mất nghiêm trọng nhưng chưa thấy cán bộ nào mất chức vì trách nhiệm quản lý.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.