Hôm nay,  

Đất Ngàn Cau Cứu Đói Khổ

01/12/200200:00:00(Xem: 4291)
Bạn,
Vùng núi Quảng Ngãi có huyện Sơn Tây nơi dân địa phương gọi là đất ngàn cau, vì cau mọc tầng tầng, lớp lớp trong bản làng, trên đồi nương và cả những khu rừng tiếp giáp với rừng già. Cũng nhờ cây cau mà dân huyện miền núi Sơn Tây thoát khỏi nạn đói trong những năm tháng mất mùa. Trong một chuyến đi về vùng núi này, phóng viên SGGP viết về vùng đất ngàn cau này qua đoạn ghi chép như sau.
Khởi hành từ thị xã Quảng Ngãi xe lên đất ngàn cau phải vượt trên 100 cây số đường dốc đèo. Hết đèo Cà Đáo, đến dốc Hoắc Liên, dốc Ông Phó, dốc Tà Mực và rất nhiều dốc núi vô danh với những cua tay áo đầy nguy hiểm. Đến dốc Hoắc Liên ranh giới giữa hai huyện miền núi Sơn Hà- Sơn Tây, bác tài cho xe dừng lại để khách hàng giải mỏi. Tôi (phóng viên) nhìn về phía cầu treo thôn Tà Dô, xã Sơn Tân đã thấy các bản làng ở dưới chân núi cau mọc thành rừng phủ xanh thôn bản. Rồi từ đó ngược đường lên huyện lỵ Sơn Tây đi qua Sơn Mùa, Sơn Bua tiếp giáp với Trà My (Quảng Nam) hay vào Ra Manh, phần đất cuối cùng của xã Sơn Dung (giáp huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) đâu đâu cũng thấy cau mọc quanh bản làng, trên đồi nương và cả những vạt rừng tiếp giáp với rừng nguyên sinh. Theo phòng nông lâm nghiệp huyện Sơn Tây thì diện tích trồng cau khá lớn, chiếm trên 1 ngàn 200 ha.

Đang mùa thu hoạch cau nên bản làng vùng cao này như thức giấc sau cơn ngủ vùi. Đi dọc con đường vào bản, tôi đã thấy những đứa trẻ chừng 15, 16 tuổi, da đen nhẻm với dây rừng quấn tròn trên vai đi hái cau thuê. Còn những tư thương thì lùng sâu vào các thôn bản để mặc cả, mua bán. Theo chân họ là những quầy hàng di động của những người đi buôn, gánh trên vai với đủ mớ đời, từ cây kim, sợi chỉ cho đến muối ăn và cả đồ chơi con nít. Tư thương đi tìm hộ bán cau để gom hàng, còn họ đi tìm những nhà vừa mới bán cau túi rủng rỉnh tiền để chào mời, mua bán. Tôi tạt thôn Huy Em, xã Sơn Mùa. Anh Đinh Văn Chênh kể: Từ hồi còn nhỏ đã thấy cây cau trồng quanh bản rồi. Cây cau dễ trồng lắm. Người siêng thì lấy quả già đem phủ cát dưới ảng nước để trái nảy mầm đến mùa mưa đem trồng. Người biếng thì cứ để trái cau chín vàng rụng xuống đất nảy mầm xanh mới bứng lên trồng.
Hết thế hệ này đến thế hệ khác đều trồng cau nên bây giờ cau mọc thành rừng. Người trồng nhiều từ 4 ngàn-5 ngàn cây, người trồng ít cũng vài trăm cây. Mùa cau trổ bông hương thơm thoang thoảng rồi kết trái, chín vàng trên sườn đồi. Đồng bào thiểu số hái trái đem về chẻ đôi lấy hạt sấy hoặc phơi để ăn trầu và phần lớn là chuyển về xuôi. Mười năm trở lại đây khi hạt cau trở thành món hàng xuất sang thị trường Trung Quốc, ở Quảng Ngãi nhiều lò sấy được dựng lên thì trên đất này cây cau càng có giá.
Bạn,
Cũng theo SGG, cây cau đối với dân sắc tộc Ca Dong cũng như cây quế của dân sắc tộc Cor ở huyện Trà Bồng, đã trở thành loại cứu khổ của dân nghèo miền núi. Trái cau là món hàng duy nhất của vùng đất này đến với thị trường nước ngoài. Nhờ có cây cau nên nhiều gia đình ở Sơn Tây thoát khỏi đói nghèo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.