Hôm nay,  

Làng Của 2 Vua Kêu Cứu

06/04/200400:00:00(Xem: 5339)
Bạn,
Đó là ngôi làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Tây). Theo tài liệu lịch sử VN, làng Đường Lâm làø quê hương của 2 vua Ngô Quyền và Phùng Hưng.. Trong cuộc hội thảo gần đây nhất do Cục Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Cục Tài sản Nhật Bản tổ chức, các nhà khảo cổ đã lên tiếng báo động về số phận những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm đã không được bảo tồn. Báo SGGP viết như sau.
Ngôi nhà lâu đời nhất là của gia đình anh Nguyễn Văn Hùng. Theo gia phả thì ngôi nhà này được cất từ năm Kỷ Sửu 1649, tính cho đến nay chủ nhân của nó có đôi lần sửa chữa cốt là cho qua ngày, vì hoàn cảnh cả gia đình chỉ trông vào nông nghiệp, việc tự tôn tạo ngôi nhà cổ vào thời nay không phải là chuyện giản đơn! Mặc dù người ta có thể hình dung một cơn bão lớn là ngôi nhà sập xuống. Đòn tay, dùi, vì kèo mối mọt, ngói mục hết cả... Ngôi nhà của anh Hùng vẫn còn giữ nguyên được tổng thể kiến trúc đặc trưng của nhà cổ Đường Lâm. Anh tự hào: "Nơi tôi đang ở khách ra vào thăm thường xuyên. Một số nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giá lối kết cấu và các nét chạm trổ trên gỗ của ngôi nhà này rất độc đáo và nó đáng được lưu giữ". Anh Hùng còn cho biết: "Theo một số nhà nghiên cứu thì ngôi nhà này xuống cấp khoảng 50%, việc sinh hoạt của chúng tôi cũng hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa".
Cũng ở Đường Lâmï, gia đình bà Nguyễn Thị Trinh đã bỏ cả trăm triệu đồng tu sửa ngôi nhà cổ 9 gian. Việc tôn tạo ngôi nhà từ ý thích và thẩm mỹ của chủ nhân đã làm cho tổng thể và kiến trúc của ngôi nhà mất đi cái hồn cổ xưa. Màu sắc sặc sỡ, nền nhà được lát bằng gạch Trung Quốc sáng choang. Những nét chạm trổ trên gỗ rắc rối, phức tạp... khác xa với vẻ đầm ấm, giản đơn mà tinh tế, đượm tinh thần Việt vốn có của những ngôi nhà cổ Đường Lâm. Người ta thấy một sự kết hợp khập khiễng cổ kim mà không khỏi xót xa trước những giá trị văn hóa đang dần dần từ bỏ con người.

Mông Phụ là một trong thôn xóm cổ điển hình ở Đường Lâm. Mông phụ có gốc tích thuần nông, phong tục tập quán còn giữ được nhiều nét đặc trưng. Đặc biệt với sự có mặt của những ngôi nhà cổ. Cho tới nay, Mông Phụ còn khoảng mười ngôi nhà thực sự được gọi là cổ với tường đá ong, gạch chỉ, ngói mũi hài. Tuy nhiên, nếu không đẩy nhanh "tiến trình" đầu tư tôn tạo, e rằng cơn lốc "phố hóa" sẽ không loại trừ Mông Phụ.
Theo trưởng thôn Mông Phụ Giang Văn Hoằng, người dân ở Mông Phụ sống trong những ngôi nhà cổ đã quá mệt mỏi vì chờ đợi được đầu tư tôn tạo. Năm này qua năm khác, mùa mưa này tiếp nối mùa mưa kia, những ngôi nhà cũ nát dần. Và những ngôi nhà cổ ở Mông Phụ, một ngôi làng trên đất hai vua với bao giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Bạn,
Trao đổi với phóng viên, ông Hùng, chủ ngôi nhà cổ nhất Mông Phụ nói: "Tôi vẫn muốn sống trong ngôi nhà cổ, nhưng tiền tu tạo lại nó còn mất nhiều hơn xây một ngôi nhà mới. Vì vậy tôi cũng rất băn khoăn. Nếu nhà nước và các cơ quan có chức năng trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa không sớm quan tâm, rất có thể tôi sẽ phải xây một ngôi nhà mới cho các cháu". Báo SGGP kểt luận: "Lời khẩn cầu từ đất 2 vua: Đường Lâm cũng như những ngôi nhà cổ u buồn ở Mông Phụ đang chờ giải pháp thiết thực nhất để bảo đảm ngôi làng và nhà cổ không phải đối mặt với nguy cơ biến mất."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.