Hôm nay,  

Hành Khất Trên Xe Khách

26/06/200200:00:00(Xem: 4079)
Bạn,
Theo báo quốc nội, gần đây, số lượng dân nghèo ở vùng nông thôn VN về các thành phố mưu sinh bằng ăn xin ngày càng ăng. Tại các bến xe ở thành phố, luôn có dân “cái bang” ứng trực. Phần lớn họ là phụ nữ, một số ít là người già. Do việc kiếm tiền tại các địa điểm công công ngày mỗi khó khăn, một số người đã nghĩ ra cách ăn xin trên các chuyến xe. Những người này thường nghĩ ra cho một “kịch bản” về hoàn cảnh thương tâm cho cuộc đời mình để kêu gọi từ tâm của hành khách trên xe như câu chuyện sau đây do một độc giả báo Lao Động ghi lại qua đoạn ghi chép như sau.
Còn khoảng mấy cây số nữa là đến phố huyện, từ đây về tới Hà Nội chỉ còn non trăm cây số, đang mải suy nghĩ bỗng chiếc xe dừng đột ngột, tôi đứng còn không cựa nổi bởi những người mới lên đang cố chen tìm chỗ ngồi. Một bà cụ ngoài 70 tuổi chắc cũng mới lên cũng đang phải “lạng lách”. “Cụ ơi cụ đứng vào chỗ này đi, dưới đó không còn chỗ nữa đâu”. Anh thanh niên đứng bên cạnh tôi nhường chỗ. “Cụ đi đâu mà mang nhiều thứ vậy"”-tôi hỏi. Đi thăm con trên miền cao” - cụ trả lời. “Thế sao cụ lại bắt xe ở tận đây"”. Cụ không trả lời câu hỏi của tôi và lái sang chuyện khác “Cô chắc vẫn còn đi học"”. “Dạ vâng, cháu học năm cuối, cháu đang đi thực tập”. “Chịu khó mà học, để sau này ra đời biết thế nào là đúng, thế nào là sai mà làm người, chứ đừng như các con của bà, chúng bất hiếu lắm. Mang tiếng có 5 đứa con vậy mà đến giờ bà vẫn phải lang thang không nhà không cửa. Hôm qua đến thăm vợ thằng con út đẻ, vậy mà nó cũng không thèm hỏi: Bà sống ra sao, sức khoẻ thế nào . Sáng nay bà về, vợ chồng nó cũng chẳng đưa tiễn, cấm có cho đồng nào để đi xe”. Nói xong, bà cụ thở dài.

Tôi thông cảm hoàn cảnh của bà cụ, bởi hiện nay con cái thiếu quan tâm chăm sóc cha mẹ không còn là chuyện lạ. Không biết rằng các con của bà cụ thuộc hạng người nào, tôi định hỏi tiếp nhưng sợ cụ tủi thân nên lại thôi. “Cháu có tiền không, cho bà xin mấy nghìn uống nước”. Câu hỏi của cụ làm tôi giật mình. Thấy tôi nhìn với vẻ ngạc nhiên nên bà cụ nhắc lại: “Cháu cho bà xin mấy nghìn được không"”. Tôi không nói gì, lấy ví rồi đưa cụ tờ 5 nghìn đồng. Bà nói với vẻ áy náy, buồn rầu: “Có thì cho bà xin thêm, từ hôm qua đến giờ bà không có gì vào bụng. Xin cô làm phúc”. Tôi bắt đầu cảm thấy ngạc nhiên, không biết mình đang đứng trước một bà cụ bị các con bỏ rơi, hay một bà ăn xin... Bà cụ cầm tay tôi lắc lắc. Tôi định lấy ví đưa thêm cho cụ mấy chục nữa chợt có tiếng của anh phụ xe nói rất sấc: “Nào bà già cho xin tiền xe, đây là lần thứ 5 rồi đấy. Lấy tiền ra đi, lần này không có tiền thì mời bà xuống, già rồi đừng để trẻ nặng tay”.

Bạn,
Độc giả báo quốc nội kể tiếp: Bà cụ cố năn nỉ, nhưng người phụ xe nhất quyết không đồng ý, rồi cuối cùng bà cụ bị đuổi xuống xe. Bàng hoàng không biết là mình đang tỉnh hay mơ, chuyện bị mất cắp, bị lừa trên xe khách là chuyện bình thường nhưng còn chuyện này tôi không thể hiểu nổi. Với những gì nói về các con, những lời bà cụ khuyên tôi phải học, rồi xin tiền tôi, đến những lời anh phụ xe, tôi không tài nào giải thích được... “Lần sau đi xe nên thận trọng đừng quá tin người. May mà cô không bị bà ta “moi” nữa đấy. Tôi không lạ gì bà ta. Đây là chuyến xe “làm ăn” đấy”, lời nói của chị khách đứng gần kéo tôi về với thực tại. Tất cả ngỡ như ảo giác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.