Hôm nay,  

Sinh Viên Của 1 Ngôi Chùa

03/11/200100:00:00(Xem: 4412)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, nằm sâu trong vùng Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, có một ngôi chùa nuôi 136 trẻ mồ côi với những hoàn cảnh đặc biệt. Đó là chùa Diệu Pháp của hai sư cô Diệu Thân, Huế Đức. 16 năm qua đã có một lớp trẻ đã lớn lên về cả thể chất lẫn nhân cách, nhiều trẻ đã mang họ các sư cô. Trong những loại hồ sơ viết bằng tay cẩn thận của chùa, có một tập mới được giữ gìn như một loại gương soi cho tất "cư dân" nơi này: lưu riêng tên tuổi, trường học và thành tích 14 em đã vượt qua số phận bất hạnh, bước vào giảng đường đại học. Mời bạn nghe câu chuyện về ngôi chùa này theo ghi chép của phóng viên báo TT.

Nguyễn Văn Thương là sinh viên đầu tiên của chùa. Thương mồ côi cha, mẹ ở Hải Phòng không nuôi con nổi, Thương học giỏi đành phải nghỉ học quần quật trên nương rẫy. Khi Thương 16 tuổi, tình cờ được gặp sư cô Huệ Đức từ Nam ra Bắc. Sư cô đưa Thương về chùa chăm lo. Thương chăm làm, chăm học và trở thành người đầu tiên của Diệu Pháp vào đại học, đi học đại học ngân hàng HN. Hôm đó, cả chùa vui. Sư cô nuôi Thương qua đường bưu điện, mỗi tháng 200 ngàn đồng và một thùng 20 gói mì, xà phòng, kem. Hôm nay, Thương lại là người đầu tiên của chùa Diệu Pháp tìm được việc làm (ở ngân hàng). Nguyễn Xuân Thắng, khi mới 3 tuổi, bố mẹ đã gửi Thắng vào chùa cho sư cô. Sư cô đưa thắng đến trường đúng năm, đúng lớp. 16 năm no đói cùng các sư năm, Thắng âm thầm nuôi chí học để trở thành người thầy giáo. Chùa chỉ mới có điện từ 6 tháng nay, còn thời gian trước, cả khu chùa dồn cây đèn hột vịt lại cho đủ ánh sáng học chung đến 2-3 giờ sáng. Thắng đã bôn ba ra lại Hải Phòng để thi cao đẳng sư phạm vì không có hộ khẩu trong Nam. Tốt nghiệp, Thắng xin học tiếp ĐH Bách khoa và lại được chùa nuôi.

Trần Bá Nam, sinh viên năm cuối Đại học Kỹ thuật công nghệ Sài Gòn, nói: "Sư bảo học tập, vì đó là con đường duy nhất đổi đời, tìm ra ánh sáng và tất cả đều tin theo." Nhà Nam ở Long Khánh, bố bị bệnh cột sống, mẹ là công nhân cao su mắc bệnh hiểm nghèo, học đến lớp 7, sư lại tình cờ gặp và đưa cả hai anh em Nam, Việt về chùa. Nam học mất căn bản, đêm đêm cả chùa được sư cô chỉ lại bài. Nam vượt qua mặc cảm, mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn. Học cấp 3 ở Biên Hòa cách chùa mười mấy cây số, có hôm không có tiền riêng để gửi xe, cũng chưa bao giờ Nam có tiền để theo học lớp luyện thi nào, Nam vẫn chăm chỉ và đỗ đại học ngành điện tử. Vào đại học, mỗi tháng Nam được sư cô cho 300 ngàn đồng cả tiền trọ, tiền ăn, Nam đi làm ép nhựa thêm ban đêm, vẫn thiếu, nhưng Nam vượt qua bằng cách tự nấu ăn, hạn chế mọi chi tiêu và mượn sách của bạn bè, thư viện. Mỗi tuần, Nam lại về thăm chùa, Nam nói chừng nào có một nghề Nam sẽ cùng các bạn giúp đàn em ở chùa Diệu Pháp.

Bạn,
Trong bản nội quy năm điều treo trên dãy nhà tập thể của 136 em trong chùa có 3 điều về học tập: tự giác học tập ở lớp, ở nhà; bảo vệ nơi học tập và tuân thủ nghiêm túc những quy định học của nhà tình thương. Mười mấy năm trước, lúc nhà chùa nhận được trẻ em bị bỏ rơi đầu tiên, sư cô Huệ Đức, Diệu Thân đã viết ra những quy định này trên những tấm giấy đơn sơ. Chỉ ba năm gần đây, chùa mới được nhiều Phật tử biết đến giúp đỡ, các sư cô xây lại nhà, giúp gạo, giúp tiền hỗ trợ các em. Chỉ trong 3 năm, có thêm gần 100 em được nhận vào chùa từ nhiều cảnh ngộ. Nhiều em đã cố gắng học hành để vào đại học, khoác áo sinh viên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.