Hôm nay,  

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

10/20/200600:00:00(View: 3518)

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền núi của tỉnh Quảng Nam, nạn đói đang đe dọa cư dân của nhiều bản làng đã bị tàn phá sau cơn lũ lớn của bão số 6. Trong tình cảnh nhà cửa tan hoang, đất canh tác bị hư hại, nhà cửa bị đổ nát, nhiều người dân phải vào núi tìm nguồn thực phẩm lâm sản để kiếm sống. Báo SGGP ghi nhận thảm trạng này tại một làng miền núi thuộc huyện Đại Lộc qua đoạn  ký sự  như sau.

Vượt gần 100 cây số từ Đà Nẵng, phóng viên tìm về làng Yều, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam nơi có 168 người sắc tộc Cơtu đang sống trong cảnh màn trời, chiếu đất sau bão số 6 và có nguy cơ bị đói trong thời gian tới.

Làng Yều nằm cách trung tâm xã miền núi Đại Hưng khoảng chừng 10 cây số. Rơm rác còn treo trên đầu ngọn cây như một minh chứng cho làng vừa trải qua cơn lũ lớn. Sau cơn bão số 6, làng Yều chỉ còn là một đống đổ nát. 35 căn nhà còn thơm mùi vôi vữa đã sụp đổ gần như hoàn toàn. Làng chỉ còn lại vài người ngơ ngác nhìn đống đổ nát. Số còn lại họ đã trở về làng cũ, nơi núi cao cách đó khoảng chừng 6 cây số để dựa vào rừng kiếm sống.Theo chân một viên chức xã Đại Hưng, phóng viên gặp chị A Lăng Thị Brơ cùng hai đứa con nhỏ đang ngồi chống cằm tựa lưng vào tường. Chị cùng chồng là A Lăng Điệp và 3 đứa con vừa được địa phương vận động từ bỏ tập tục đốt nương làm rẫy xuống ở tại một khu nhà mới để làm ăn sinh sống cùng đồng bào người Kinh cũng như dễ bề cho con cái ăn học.

Thế nhưng, chỉ vừa đến ở nhà mới chừng một tháng, cơn bão số 6 ập đến và cả làng trở nên tan hoang. Chị A Lăng Thị Brơ than thở: "Mình vừa xuống đây ở để con đi học cho gần, nay sắp phải trở lại rừng thôi vì nhà đã sập rồi. Chồng mình nó trở lại rừng rồi. Từ bữa nhà sập đến giờ, nhà mình được  cho 25 ký gạo nên cái bụng cũng được no. Nhưng gạo sắp hết rồi, cái bụng nhà mình chuẩn bị đói rồi, chắc cũng phải về rừng làm rẫy thôi!" Cùng cảnh ngộ, 5 người trong gia đình ông A Lăng Sự cùng hàng trăm người dân Cơtu làng Yều phải về lại làng cũ để sinh sống vì nhà đã đổ nát. Cả già làng A Lăng Vương cũng đã rời làng.

Bạn,

Cũng theo SGGP, cho đến nay, làng Yều cũng chưa hề nhận được sự trợ giúp nào từ các cấp chính quyền CSVN địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân. Nhà sụp, công việc không có, 35 gia đình người dân Cơtu lại quay về với phát nương, làm rẫy và nguy cơ bị đói là rất cao.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản tin BBC ghi rằng Bộ Công Thương Việt Nam tối 19/9 phát đi thông cáo nói bộ này không cấp phép cho Công ty TNHH Gang Thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh nhập khẩu 160 tấn bùn bô xít.
Trong tuần này là tròn 116 năm, sinh nhật của Vua Duy Tân, một người yêu nước nồng nàn. Vua Duy Tân sinh ngày 19/9/1900, và từ trần ngày 26/12/1945 – thọ 45 tuổi.
Cả nước rủ nhau học tiếng Anh. Đơn giản, trước tiên vì tiếng Anh cần để biến đổi đất nước. Sau nữa, tất cả những gì quanh ta, hễ mở các thiết bị ra là thấy tiếng Anh.
Không mưa là khô hạn, nông dân sẽ thê thảm... nhưng mưa nhiều là lũ lụt, cũng là cơ nguy ngập nước, nhìn thấy cửa nhà trôi... Có cách nào để làm mưu hay nắng tùy ý?
Bản tin nói, vào chiều ngày 15/9, đội 5, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã tiến hành kiểm tra 2 cơ sở sản xuất măng do hai anh em ông Lê Thế Huấn và Lê Thế Luyến làm chủ,
Nhiều chuyện càng suy nghĩ, càng khó hiểu. Doanh nghiệp ngoại được ưu đãi, doanh nghiệp ta cứ bị siết cho khổ thêm. Tại sao? mọi chuyện đúng quy trình nhé... Không sai. Vậy mà dân mình khổ. Hay tại, lỗi hệ thống?
Họ ở tuyến đầu biên giới biển. Họ là hình ảnh cột mốc biên giới lưu động trên sóng nước Biển Đông. Và họ chèo chống giữa những trận bão, đôi khi rất là cô đơn. Họ là các ngư dân,
Mới tuần trước, mình đọc một bài viết về cụ Vũ Hoàng Chương, mới hay rằng nhà thơ họ Vũ có thói quen làm giỗ cụ Nguyễn Du. Hy hữu. Chuyện các nhà thơ dĩ nhiên là trên mây rồi.
Vậy là tới Trung Thu nữa rồi. Chính xác là tuần này. Nói đúng rằng tháng tám âm lịch, Tết Trung Thu năm nay là ngày 15/9/2016 dương lịch.
Nhà nước Ba Đình xài tiền như nước xả thải… nghĩa là, ào ạt, không đo, không đếm. Đó là lý do lúc nào cũng bộ chi ngân sách. Và do vậy, phải nghĩ mưu để vét tiền Việt kiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.