Hôm nay,  

Nghệ Thuật Viết Chữ

14/02/200200:00:00(Xem: 4876)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, thời gian gần đây, môn thư pháp, một loại hình nghệ thuật viết chữ Hán-Nôm, đang hồi sinh tại VN nhưng đã bị thương mại hóa. Trong mùa Lịch 2002, thư pháp đã chiếm một tỷ trọng lớn trong nội dung của nhiều mẫu lịch. Điều đáng nói là môn thư pháp đã bị biến tướng khi có nhiều người đã tận dụng thư pháp để viết chữ Quốc ngữ theo một kiểu thức lai căng. Để bạn hiểu hơn về thư pháp, mời bạn nghe câu chuyện sau đây theo ghi chép của một phóng viên báo Kinh Tế Sài Gòn trong một cuộc tiếp xúc với một cao nhân người Hoa về môn thư pháp.
55 tuổi, ông Trần Thanh Quế đã có hơn 40 năm luyện bút để rồi nhận ra rằng thư pháp chính là loại hình nghệ thuật giúp con người biểu đạt tư tưởng và tình cảm trọn vẹn nhất. Các nhà thư pháp Trung Hoa và Nhật khen nét bút của ông Trần có sức mạnh và tao nhã, kế thừa được tinh anh của những bậc thầy đời xưa như Vương Hy Chi, Tề Bạch Thạch...Nhưng ông Trần không lấy thế làm hãnh diện. Ông Trần nói: “Viết về một bài cổ thi, ta có cảm giác như đang viếng thăm một không gian, thời gian khác. Ta cảm nhận rõ ràng trạng thái và nhịp đập của thời đại ấy, đó không phải là điều cực kỳ thú vị sao" Theo ông Trần, sau 40 năm luyện bút, ông nhận ra được cái quy luật muôn đời ẩn tàng trong nét chữ. Ông Trần nói: “Có chữ một nét, có chữ chục nét nhưng không thể to nhỏ khác nhau; viết chữ phải trên trước dưới sau như trật tự vận hành tạo hóa, chữ phải tròn vành rõ nét, có nhạt có thanh, có nét chính, nét phụ chứ ngang bằng sổ thẳng thì không còn thư pháp. Thư pháp là nghệ thuật, cũng là phương cách rèn luyện, bồi bổ tinh thần.

Cũng theo ông Trần, thư pháp là bộ môn nghệ thuật đại chúng, không nhất thiết phải người Hán hoặc được giáo dục theo truyền thống Trung Hoa mới thưởng thức được. Quả vậy, thư pháp không phải là cái gì cao siêu, xa lạ với người Việt, một dân tộc uyên thâm Hán ngữ và từ Hán ngữ mà sáng tạo ra chữ Nôm làm văn tự riêng. Cha ông ta ngày xưa có tục tặng chữ cho nhau, hoặc là những hoành phi, câu đối, trướng, liễn...sơn son thiếp vàng, hoặc đơn giản là mấy chữ Hán, chữ Nôm mực tàu giấy bản nhưng nội dung súc tích, ý nghĩa thâm trầm. Tục lệ đó tưởng chừng như mai một khi chữ Nôm, chữ Hán mất địa vị độc tôn trong nền học thuật và văn hóa VN, nhưng mấy năm gần đây có dấu hiệu tái sinh.
Bạn,
Cũng theo KTSG, nghệ thuật thư pháp cũng từ các cổng chùa quay lại đời sống và lập tức được công chúng trân trọng. Những lễ hội văn hóa lớn như Festival Huế, lễ hội năm mới ở Sài Gòn đều có gian triển lãm thư pháp, thư họa. Có nơi như Hội An, người ta còn khắc chữ lên tre, lên gạch. Có người còn tận dụng thư pháp vào chữ Quốc ngữ, cũng nét nhạt, nét thanh, cũng mực tàu giấy bản. Thế nhưng, thư pháp VN mới hồi sinh chưa được bao nhiêu đã bị thương mại hóa, trở nên tầm thường và thô vụng. Ở Hội An, người đặt chữ hầu như chỉ muốn tên mình được viết bằng một thứ văn tự đã thất truyền, còn người khắc chữ đa phần là thợ. Nhiều trường hợp cả người đặt chữ lẫn người khắc chữ đều không đọc chữ do một nhà sư nào đó viết ra. Trước nay, cũng từng có những người cố viết chữ Quốc ngữ theo dạng thư pháp Hán ngữ, nhưng đó chỉ là thử nghiệm và xem ra cũng chẳng mấy thành công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.