Hôm nay,  

Cảnh Tượng Ở Đèo Hải Vân

16/01/200200:00:00(Xem: 4617)
Bạn,
Trên đường xuyên Việt, giữa giải đất miền Trung đầy nắng gió, hệ thống núi đèo Hải Vân từ lâu đã trở thành một nơi thưởng ngoạn của khách lữ hành vào Nam ra Bắc. Thế nhưng, giờ đây cảnh quan ở ngay đỉnh đèo Hải Vân không còn như xưa do sự yếu kém của ngành quản lý du lịch của CSVN, và thắng tích Hải Vân quan có nguy cơ biến thành phế tích. Báo Tuổi Trẻ đã ghi lại cảnh tượng xưa và nay của Hải Vân quan qua đoạn ghi chép như sau.

Vượt qua chặng đường đèo thuộc hàng đầu về độ dài và hiểm trở này của VN, du khách sẽ có những giờ phút được ngắm địa hình núi cao, vực sâu, rừng cây ngút ngàn, dốc đứng cheo leo, suối khe róc rách với khí hậu mát lành, dễ chịu. Đặc biệt có độ cao gần 500 mét so với mặt biển, đỉnh đèo Hải Vân là điểm ngừng nghỉ tuyệt vời của khách du lịch và các phương tiện vận tải mỗi khi qua lại đường đèo. Du khách còn thoáng gợn một chút hoài cổ về con đường thiên lý xưa kia với nỗi lòng quan san muôn dặm. Đã 174 năm trôi qua, kể từ ngày Vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng một quan ải xung yếu trong việc phòng thủ kinh thành Huế từ phía Nam, cụm kiến trúc Hải Vân quan (1826) giờ đây còn tồn tại với hai cửa vòm cuốn nam bắc được xây bằng gạch đá làm dấu tích cho một thời hùng quan trong thiên hạ. Tuy nhiên, điều khá lạ lùng là thắng tích lừng danh cho đến nay vẫn chưa được xếp hạng là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Thực tế ấy dẫn đến hệ quả: quản lý di tích này còn lỏng lẽo, thiếu đầu tư tôn tạo kịp thời và theo thời gian mưa nắng, phong sương, thành tích có nguy cơ biến thành phế tích.

Ở khu vực Hải Vân quan, du khách thật sự khó chịu trước cảnh súc vật được thả rông và trên nền cũ rêu phong của di tích, phân bò ngược bốc lên mùi xú uế. Khu vực ở đỉnh đèo Hải Vân không được quản lý tốt về trật tự mua bán và an toàn giao thông. Với diện tích chưa tới 1 ngàn mét vuông mặt bằng trải nhựa, ngoài lòng đường, đỉnh đèo còn có chỗ ngừng nghỉ cho các loại xe cộ sau khi vượt đèo và trước lúc đổ đèo. Hàng chục lều quán cùng lực lượng bán hàng rong đông đảo đang chiếm cứ hành lang đường bộ. Lòng đường bị choán lấn và thu hẹp, gây cản trở, khó khăn cho việc lưu thông xe cộ. Việc giành giật khách để buôn bán diễn ra hỗn loạn, thiếu văn hóa khiến nhiều khách du lịch trong lẫn ngoài nước ngán ngại, bực mình khi dừng lại nơi đây. Đã thế, việc buôn bán do không được tổ chức quản lý tốt nên rác thải đủ loại đổ bừa bãi, tràn ngập bên vệ đường đèo. Bức tranh thiên nhiên kỳ tú, xinh đẹp của núi đèo Hải Vân đang bị phá hỏng. Theo tài liệu điều tra của Ban Quản lý dự án đường đèo Hải Vân, trong thời điểm hiện nay mỗi ngày trung bình có 1,600 lượt xe cộ qua lại đường đèo. Điều ấy cũng có nghĩa là số lượng khách du lịch đông đảo hàng ngày có nhu cầu ngừng nghỉ trên đỉnh đèo Hải Vân cần sớm thực hiện, đồng thời việc công nhận Hải Vân quan là di tích văn hóa lịch sử cần phải tiến hành nhanh nhằm có chủ trương bảo vệ, tôn tạo.

Bạn,
Cũng theo báo TT, trong tương lai, khi đường hầm xuyên đèo Hải Vân hoàn thành, việc lưu thông qua lại trên đỉnh đèo có thưa vắng, thắng tích Hải Vân quan cùng với môi trường sinh thái xanh kỳ thú vẫn là nơi hấp dẫn du khách trên đường xuyên Việt. Thế nhưng, các cơ quan quản lý du lịch CSVN chỉ lo chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến các chương trình bảo vệ môi trường ở đèo Hải Vân, một thắng tích có nguy cơ biến thành phế tích.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.