Hôm nay,  

Nghề Làm Nón Huế

03/05/200600:00:00(Xem: 2354)

Theo báo Nét Cố Đô, làm nón là nghề thủ công truyền thống của Huế. Hiện nay, ở thành phố Huế có 900 gia đình làm nghề chằm nón, thu hút gần 2 ngàn lao động (chưa kể hàng trăm lao động khai thác lá nón, làm vành nón...). Gần 50% số gia đình chằm nón tập trung ở phường Phước Vĩnh, Phú Hiệp, Xuân Phú... Chợ Đông Ba là đầu mối chính tiêu thụ nón, trung bình một năm hơn 1 triệu nón Huế được phân phối đi các tỉnh trên toàn Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam. Báo Nét Cô Đô ghi nhận về nghề làm nón ở Huế qua đoạn ký sự như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Nghề chằm nón ở Huế dễ tồn tại vì vốn đầu tư không cần nhiều (chỉ khoảng 300 ngàn - 500 ngàn đồng, khoảng 30 Mỹ kim), nguyên liệu sẵn có, trong gia đình lớn nhỏ ai cũng có thể làm được. Để làm ra chiếc nón thành phẩm cần phải qua nhiều quy trình lao động và các giai đoạn thủ công. Tre đem về chuốt thật mỏng, đẹp, rồi uốn thành vành và khuy nón. Lá nón đem về được sấy hoặc phơi khô, kỹ thuật phơi sấy đòi hỏi lá nón dù khô vẫn giữ được mầu trắng xanh. Trước khi đặt lên khuôn chằm, lá nón phải được là thật thẳng bằng bàn là than. Sau đó đến bước dựng khuôn, xếp vành, lợp lá và chằm nón bằng sợi gấc; khâu cuối cùng là phết dầu bóng lên nón. Một lao động giỏi có thể chằm được 2 - 3 nón/ngày, trong khi một lao động trung bình chỉ làm được 1 nón/ngày. Cứ khoảng 2 ngày là mỗi gia đình đã có một chồng nón (khoảng chục chiếc) đem ra chợ Đông Ba.

 

Nón Huế rất được ưa chuộng. Bất cứ ai đến Huế cũng không quên mua nón về làm quà. Giá nón bán ra hiện nay, nếu bán sỉ từ 7 ngàn - 8 ngàn đồng/chiếc, khách mua lẻ nội địa khoảng 10 ngàn đồng/chiếc, du khách nước ngoài 1 Mỹ kim/chiếc. Trừ các chi phí nguyên vật liệu, thợ chằm nón thu về 3 ngàn đồng - 4 ngàn đồng tiền lãi cho mỗi chiếc nón...Những nhà có truyền thống chằm nón thu nhập khá như: gia đình Ngô Tá Phúc tổ 10, phường Phước Vĩnh có 3 lao động chằm nón, thu nhập 30 triệu đồng/năm (khoảng 1,800 Mỹ kim/năm); bà Trần Thị Vĩnh, phường Phước Vĩnh có 3 lao động chằm nón thu nhập 21 triệu đồng/năm. Đặc biệt, hộ bà Nguyễn Thị Mẫn, xã Hương Sơ, có 5 lao động chuyên sấy lá nón thu 63 triệu đồng/năm. Gia đình bà Nguyễn Thị Hà ở 284 Chi Lăng, Phú Hiệp có 12 lao động làm vành nón thu 90 triệu/năm (5,400 Mỹ kim/1 năm)...

 

Báo Nét Cô Đô viết tiếp: Không chỉ dừng lại ở thị trường tiêu dùng nội địa, những bài thơ trữ tình, những danh lam thắng cảnh ẩn hiện trong chiếc nón đã khiến cho nón bài thơ trở thành một sản phẩm văn hóa nổi tiếng được du khách nước ngoài mến mộ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.