Hôm nay,  

Làng Tạm Trú Của Di Dân

14/12/200100:00:00(Xem: 4269)
Bạn,
Ngôi làng được nói trong thư này chỉ là những khu nhà lá tạm bợ của 18 ngàn di dân đang tạm cư tại phường 11, thị xã Vũng Tàu. Đây là một phường có hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém nhất Vũng Tàu nhưng dân tạm trú lại cao nhất. Không có giấc mơ đổi đời khi bỏ quê ra phố, dân nơi đây lặng lẽ làm việc với ước mong "áo cơm đắp đổi qua ngày."

Trình bày về thực trạng của 18 ngàn di dân tạm trú tại phường nói trên, báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đã ghi nhận như sau: trong khi dân số có "hộ khẩu" chính thức của phường vào khoảng 24,000 người thì thời kỳ cao điểm dân tạm trú ở đây đã gần 18,000 người. Dân di cư đến đây mang theo cả gia đình, thậm chí kéo cả bà con cô bác hay hàng xóm láng giềng. Đi đông nhưng chẳng mấy người có giấy tờ, và họ trở thành dân nhập cư tạm trú tại các phòng trọ nghèo. Hiện trong phường này có đến 4,000 phòng trọ, tập trung nhiều nhất ở khu chợ Hải Đăng. Hầu như các chủ đất ở Hải Đăng đều kinh doanh phòng trọ, Người ít dăm bảy phòng, người nhiều thì 30 đến 40 phòng. Đó là những buồng nhỏ, diện tích từ 8-10 m2 được ngăn ra từ các dãy nhà lá tạm bợ và được cho thuê với giá 60 ngàn đến 80 ngàn đồng/phòng. Mỗi phòng trọ thường được nêm đủ 8 người. Để tiết kiệm cả diện tích lẫn tiền mua giường, người thuê nhà tận dung luôn sàn xi măng làm giường ngủ và bếp ăn. Sống trong điều kiện tạm bợ như thế., số trẻ tạm trú thất học ở phường 11 rất cao. Khu vực Hải Đăng chưa có lớp học bổ túc nào cho số trẻ này nhưng nếu có cũng chẳng dễ thuyết phục được các em theo học bởi các em bây giờ đang là lao động chính của gia đình.

Báo TT ghi nhận thêm rằng điều đáng sợ nhất là môi trường sinh thái ở khu Hải Đăng. Nước thải của 25 cơ sở chế biến thủy sản lớn nhỏ hoặc đổ trực tiếp ra các dòng kênh, hoặc chảy lai láng trên mặt đất rồi tràn ra những lối ngập ngụa đen ngòm. Cặn bã từ nghề chế biến thủy sản thủ công, từ các chợ tạm cũng như rác thải sinh hoạt của làng tạm trú khắp nơi. Đội gom rác dân lập cũng đành chào thua Hải Đăng. Chỉ cần đặt chân đến Hải Đăng đã nghe mùi đặc trưng của làng xộc lên mũi, lên mắt. Vậy mà dân nhập cư vẫn phải sống, vẫn làm việc để kiếm cơm, manh áo đắp đổi qua ngày. Chuyện điện nước ở làng tạm trú cũng không kém phần nan giải. Chủ nhà trọ mắc chung công tơ tổng cho hàng chục hộ tạm trú xài nên tỉ lệ điện hao hụt cao. Thế mới có chuyện điện sáng như đom đóm mà người đi thuê phải gồng mình trả tiền điện với giá 1,800 đồng/kWh. Nước máy dùng chung, cuối tháng chia nhau trả tiền với giá 6 ngàn đến 8 ngàn đồng/mét khối nước. Đó là mức giá quá cao so với thu nhập của dân nhập cư nghèo khó, khốn cùng.

Bạn,
Cũng theo TT, đa số các cô gái ở làng tạm trú là công nhân xẻ cá thuê. Các cô là dân di cư đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, đang làm hợp đồng miệng cho các cơ sở chế biến thủy sản và dịch vụ nghề cá. Nghèo, chịu thương chịu khó và tằn tiện để vun vén cho bản thân và em út ở quê là tính cách nổi bật của đa số các cô. Trong căn nhà thuê ẩm mục dành cho 6 người ở, không có lấy một vật dụng đáng giá, một cô gái quê ở Gio Linh, Quảng Trị, công nhân chế biến tại cảng Cát Lở, phân trần: Đi làm từ khi mặt trời chưa mọc, về đến nhà đã 21-22 giờ đêm. Nhiều khi phải ngủ lại phân xưởng để làm ca đêm. Và cứ thế, ngày lại ngày, các cô gái này đã gần như quên đi chuyện chồng con.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.