Hôm nay,  

Làng Tạm Trú Của Di Dân

14/12/200100:00:00(Xem: 4265)
Bạn,
Ngôi làng được nói trong thư này chỉ là những khu nhà lá tạm bợ của 18 ngàn di dân đang tạm cư tại phường 11, thị xã Vũng Tàu. Đây là một phường có hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém nhất Vũng Tàu nhưng dân tạm trú lại cao nhất. Không có giấc mơ đổi đời khi bỏ quê ra phố, dân nơi đây lặng lẽ làm việc với ước mong "áo cơm đắp đổi qua ngày."

Trình bày về thực trạng của 18 ngàn di dân tạm trú tại phường nói trên, báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đã ghi nhận như sau: trong khi dân số có "hộ khẩu" chính thức của phường vào khoảng 24,000 người thì thời kỳ cao điểm dân tạm trú ở đây đã gần 18,000 người. Dân di cư đến đây mang theo cả gia đình, thậm chí kéo cả bà con cô bác hay hàng xóm láng giềng. Đi đông nhưng chẳng mấy người có giấy tờ, và họ trở thành dân nhập cư tạm trú tại các phòng trọ nghèo. Hiện trong phường này có đến 4,000 phòng trọ, tập trung nhiều nhất ở khu chợ Hải Đăng. Hầu như các chủ đất ở Hải Đăng đều kinh doanh phòng trọ, Người ít dăm bảy phòng, người nhiều thì 30 đến 40 phòng. Đó là những buồng nhỏ, diện tích từ 8-10 m2 được ngăn ra từ các dãy nhà lá tạm bợ và được cho thuê với giá 60 ngàn đến 80 ngàn đồng/phòng. Mỗi phòng trọ thường được nêm đủ 8 người. Để tiết kiệm cả diện tích lẫn tiền mua giường, người thuê nhà tận dung luôn sàn xi măng làm giường ngủ và bếp ăn. Sống trong điều kiện tạm bợ như thế., số trẻ tạm trú thất học ở phường 11 rất cao. Khu vực Hải Đăng chưa có lớp học bổ túc nào cho số trẻ này nhưng nếu có cũng chẳng dễ thuyết phục được các em theo học bởi các em bây giờ đang là lao động chính của gia đình.

Báo TT ghi nhận thêm rằng điều đáng sợ nhất là môi trường sinh thái ở khu Hải Đăng. Nước thải của 25 cơ sở chế biến thủy sản lớn nhỏ hoặc đổ trực tiếp ra các dòng kênh, hoặc chảy lai láng trên mặt đất rồi tràn ra những lối ngập ngụa đen ngòm. Cặn bã từ nghề chế biến thủy sản thủ công, từ các chợ tạm cũng như rác thải sinh hoạt của làng tạm trú khắp nơi. Đội gom rác dân lập cũng đành chào thua Hải Đăng. Chỉ cần đặt chân đến Hải Đăng đã nghe mùi đặc trưng của làng xộc lên mũi, lên mắt. Vậy mà dân nhập cư vẫn phải sống, vẫn làm việc để kiếm cơm, manh áo đắp đổi qua ngày. Chuyện điện nước ở làng tạm trú cũng không kém phần nan giải. Chủ nhà trọ mắc chung công tơ tổng cho hàng chục hộ tạm trú xài nên tỉ lệ điện hao hụt cao. Thế mới có chuyện điện sáng như đom đóm mà người đi thuê phải gồng mình trả tiền điện với giá 1,800 đồng/kWh. Nước máy dùng chung, cuối tháng chia nhau trả tiền với giá 6 ngàn đến 8 ngàn đồng/mét khối nước. Đó là mức giá quá cao so với thu nhập của dân nhập cư nghèo khó, khốn cùng.

Bạn,
Cũng theo TT, đa số các cô gái ở làng tạm trú là công nhân xẻ cá thuê. Các cô là dân di cư đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, đang làm hợp đồng miệng cho các cơ sở chế biến thủy sản và dịch vụ nghề cá. Nghèo, chịu thương chịu khó và tằn tiện để vun vén cho bản thân và em út ở quê là tính cách nổi bật của đa số các cô. Trong căn nhà thuê ẩm mục dành cho 6 người ở, không có lấy một vật dụng đáng giá, một cô gái quê ở Gio Linh, Quảng Trị, công nhân chế biến tại cảng Cát Lở, phân trần: Đi làm từ khi mặt trời chưa mọc, về đến nhà đã 21-22 giờ đêm. Nhiều khi phải ngủ lại phân xưởng để làm ca đêm. Và cứ thế, ngày lại ngày, các cô gái này đã gần như quên đi chuyện chồng con.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.