Hôm nay,  

1 Di Sản Bị Tàn Phá

28/07/200300:00:00(Xem: 4475)
Bạn,
Thượng tuần tháng 7 vừa qua, khu di tích Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là 1 khu di tích mà bên cạnh giá trị đa dạng sinh học tầm cỡ quốc tế, còn là khu rừng đặc dụng, nguyên sinh có nguồn tài nguyên lớn. Tuy nhiên với diện tích đến trên 85 nghìn hecta, giáp 9 xã vùng đệm, trên 45,000 dân nhiều sắc tộc (Kinh, Arem, Vân Kiều, Ma Coong, Mày, Rục, Sách) vẫn quen khai thác rừng một cách lạc hậu, và hàng ngày lại thêm hàng trăm người ở nơi khác ào ạt đổ vào rừng khai thác gỗ quý, sinh vật cảnh, săn bắt thú hiếm... di sản này đang đứng trước một ẩn họa là liên tục bị tàn phá bởi dân địa phương. Báo Lao Động ghi nhận như sau.
Rừng với bán kính vài kilômét quanh đèo Đá Đẽo là tụ điểm của dân đặt bẫy "bình dân". Họ đặt bẫy ban ngày, chờ qua một, hai đêm, có lâu đi nữa cũng chỉ ba, bốn đêm là "nhổ" bẫy về nhà. Bẫy là loại thòng lọng rút treo làm bằng những sợi dây phanh xe đạp. Vào sâu trong rừng nguyên sinh, nơi thật yên tĩnh, thú rừng yên tâm đi lại, những người đặt bẫy dùng cuốc nhỏ, cán ngắn đào từng cái hố rộng khoảng 20-30cm, sâu chừng 7-10cm và chặt cành cây dài độ 1.5m cắm chặt xuống đất để làm cần bật. Sau đó họ đặt từng chiếc dây sao cho vòng thòng lọng dây phanh nằm khít quanh miệng hố đào. Khi con vật đi qua giẫm vào cái que gài nhỏ nằm ngang miệng hố, chân nó đã bị thụt xuống hố, lúc đó cái thòng lọng sẽ được cần bật rút một phát ngang ống chân...

Muốn bẫy thú, phải tìm chỗ có dấu chân thú đi lại, hoặc có nhiều phân thải ra. Kỳ công hơn là các nhóm bẫy loại thú đặc sản. Họ vào rừng sâu chặt cây nhỏ đổ xuống, dựng thành hàng rào ngăn. Từng đoạn chừa một lỗ nhỏ cho khéo để con thú men theo hàng rào, rúc qua lỗ ấy, nhất định sập vào bẫy. Người bẫy thú bình dân thường săn bắt các loại thú nhỏ như cầy, cáo, ton (một loại họ nhím), chồn, têtê... Nếu đơm gấu, hổ, nai, mang... thì phải đi sâu vào rừng thẳm, cơm đùm gạo bới một chuyến mất hai đến ba chục ngày mới về. Nhưng phải là nhóm bẫy "nòi" mới có thể "đánh" được các loại thú này. Hàng ngày trong những quán nhậu thú rừng ở các huyện, hay tại thị xã Đồng Hới, thế nào cũng có những con thú quý bị dân nhậu điềm nhiên thù tạc. Chỉ cần vào đến đầu Thôn Khe Ngang, xã Phúc Trạch, một trong hàng chục thôn bản sát rừng, là có thể nhìn thấy cảnh cả làng, cả thôn đi săn bẫy thú. Người dân hiểu việc làm của họ là phạm luật, nhưng nếu không vào rừng kiếm sống thì họ không biết lấy gì để nuôi thân. Thú rừng người dân đi bẫy mang về đều rơi vào tay các đầu nậu đón lõng, mua hết. Thú yếu bán ngay cho hàng quán trong tỉnh, với thú khoẻ, hoặc quý hiếm thì bán rộng ra tận Hà Nội, vượt cả biên giới. Buôn thú rừng lãi lớn. Cứ một kilôgram con trút (têtê) bán ra với giá 500 ngàn đồng; con ton 170 ngàn đồng; nhím 300 ngàn đồng; chồn - tuỳ loại từ 200-400 ngàn đồng; gấu một con khoảng vài chục kilôgram đã bán với giá 35-40 triệu đồng. Còn đầu nậu mua của dân đi bẫy chỉ độ 40-50% giá họ bán ra.
Bạn,
Cũng theo báo LĐ, dân ở trong vùng đệm của khu vực phần lớn đều thiếu ruộng đất để sản xuất, thiếu nghề làm ăn. Vì thế, nên người dân sống chết với rừng hàng đời nay và cũng đã làm cho rừng khánh kiệt. Kỷ lục phá rừng thuộc các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch, Lâm Trạch, Sơn Trạch. Sơn Trạch đã bị người ta nói lái ra thành xã "sạch trơn" (nghĩa là hết rừng).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.