Hôm nay,  

Khổ Vì Đường Sá Bị Ngập

31/10/200300:00:00(Xem: 5229)
Bạn,
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, trong đợt triều cường từ 24- 28/10 vưà qua không có mưa lớn và đỉnh triều chỉ có 1.44m, thấp hơn năm ngoái. Thế nhưng rất nhiều vùng nội và ngoại thành vẫn bị ngập úng nghiêm trọng, gây kẹtc giao thông. Riêng quận Bình Thạnh có đến 1/3 đường sá bị ngập, nhiều nơi ngập sâu 0,5- 1m và ngập rất lâu sau khi nước triều trên các sông đã rút cạn, cư dân càng khu vực bị ngập khốn khổ vì tình trạng "không mưa đường vẫn ngập." Báo Lao Động ghi nhận về hiện trạng ngập úng tại SG như sau.
Nhiều tuyến đường và khu đô thị mới được xây dựng có độ cao dưới mực nước triều và cứ mỗi tháng 2 lần ngập vào các đợt triều cường. Khi xây dựng đô thị, các nhà quy hoạch không tính đến sự thay đổi thảm thực vật và dòng chảy để xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp. Kết quả là nước ngập rất nhanh nhưng thoát đi rất chậm. Kỹ sư Vũ Hải (Hội Nước và Môi trường TPSG) nhận xét: Các hệ thống thoát nước không được tính toán một cách khoa học, nghiêm túc và yếu tố ảnh hưởng của triều cường bị bỏ qua. Thí dụ: Các cống xả tại kênh Nhiêu Lộc mỗi khi triều cường là đầy, nước mưa không thoát được và gây ngập úng. Cao độ triều 1,44m là mức bình thường, lặp lại hàng năm, nhưng một số khu vực như Thanh Đa, cầu Đỏ, vòng xoay cây Gõ cốt nền chỉ có 0.8-1.2m nên bị ngập thường xuyên.

Theo báo cáo của Công ty thoát nước đô thị, chương trình chống ngập nước nội thị 2001- 2003 đã giải quyết được 33/70 điểm ngập nặng toàn thành phố. Thế nhưng, trên thực tế, mức độ ngập úng ở thành phố ngày càng trầm trọng hơn chứ không giảm. Chống ngập xong nơi này lại ngập ở nơi khác. Thành phố "nhạy cảm" với ngập úng đến mức chỉ cần một trận mưa khoảng 40mm là nhiều con đường biến thành sông. Trong mùa mưa năm nay nhiều đợt ngập úng nặng đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế - đời sống của người dân. Trận mưa ngày 28/9/2003 chỉ mới có 70mm mà đã gây ngập kéo dài ở nhiều điểm, ngay cả khu vực trung tâm quận 1 và chợ Bến Thành cũng nằm ở mực nước 0.3m, mãi đến hôm sau vẫn còn nhiều nơi chưa thoát nước. Trước đó 2 ngày mưa cũng đã gây ngập và ách tắc giao thông nhiều tuyến đường, có nơi ách tắc 3 - 4 giờ.
Bạn,
Báo LĐ cho biết: theo Hội Nước và Môi trường TPSG, hệ thống thoát nước trước đây chỉ phục vụ diện tích đô thị 35km2 và 1.5 triệu người, nay TPSG đã phát triển lên 650km2 với 5 triệu người. Có đến 60km cống vòm hư hỏng do đã cũ kỹ, không được cải tạo, có nguy cơ bị sập. Sự phát triển của hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hoá. Thậm chí, một số vùng nông thôn đã quy hoạch thành đô thị mà không hề tính đến chuyện thoát nước và cho đến nay có đến 30% diện tích nội thành không có hệ thống thoát nước
Cũng theo báo LĐ, hệ thống cống thoát của các khu vực đô thị cũng mới chắp nối lẫn nhau, mạnh ai nấy làm. Một số cống thoát nước vốn đã "quá tải" vì có đường kính nhỏ, nay lại bị nối thêm vào các khu dân cư mới hình thành. Các công trình ngầm như điện, điện thoại , cấp nước, thoát nước giao cắt nhau gây hư hỏng hệ thống thoát nước. Đã vậy, việc nạo vét cống thường được thực hiện thủ công, chủ yếu chỉ gom bùn hố ga, không làm sạch cặn bùn dưới đáy cống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.