Hôm nay,  

Chiếc Nón Của Tình Yêu

17/08/200200:00:00(Xem: 4229)
Bạn,
Quảng Ngãi có một làng nghề làm nón nổi tiếng từ trước 1945. Đó là làng nón Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh. Nón của làng này nổi tiếng đẹp, bền, và đã có một thời gian dài, thương khách khắp nơi đến đây mua về bán. Không chỉ nổi tiếng về thương hiệu, hình ảnh nón Tịnh Bình đã đi vào dân gian qua những câu hò như “ai về nhắn với Tịnh Bình, chằm chiếc nón lá tặng tình đôi ta”. Báo SGGP ghi như sau.
Cụ bà Nguyễn Thị Lương, người làng nón Tịnh Bình, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) biết chằm nón từ tuổi trăng tròn nay đã bước sang tuổi tám mươi mốt, giọng tiếc nuối: thời Pháp thuộc, ruộng đất địa chủ lấy hết, dân trong làng sống được cũng nhờ nghề làm nón. Nón Tịnh Bình nổi tiếng đẹp, bền trong Nam, ngoài Bắc đều đến đây mua về bán, vậy mà những năm gần đây nghề này dường như muốn mất đi, chẳng còn ai mặn mà với nó. Cụ Lương kể rằng, nghề làm nón không biết có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi cụ bắt đầu ý thức được thì đã thấy nghề nón ở cái làng này rồi, lớn lên được gia đình truyền nghề và cứ thế mà làm. Cũng có cái hay là già trẻ, lớn bé đều có thể tham gia được tất. Đàn ông thì đốn tre vót tuyến (vành), đàn bà, con nít thì chằm lá, phơi lá. Những năm “ăn nên làm ra” mỗi buổi sáng tại chợ Đình, một chợ trung tâm của xã, tấp nập kẻ mua người bán.
Chị Đào, một người có hơn ba mươi năm buôn bán nón tại chợ cho biết, cứ mỗi phiên chợ là hàng trăm người chen nhau mua bán, cả chợ chỉ thấy toàn nón và nón. Bạn hàng các nơi ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu... về đây thu gom. Mỗi buổi chợ cả ngàn chiếc nón được bán ra. Nguyên liệu chính để làm nên chiếc nón là lá nón. Tịnh Bình không có loại lá này nên phải đi mua khắp nơi ở các huyện miền núi trong tỉnh như Trà Bồng, Sơn Hà và cả ngoài tỉnh như Quảng Nam, nơi không có nguyên liệu chính để làm nón nhưng lại là nơi nổi tiếng làm nón đẹp và bền. Còn cũng lá đó nhưng làm ở nơi khác thì chất lượng giảm hẳn.

Về thu nhập từ nghề này, sau khi trừ chi phí tiền vật tư, nguyên liệu như lá, tre, cước,... tiền công chưa đến ba ngàn đồng mỗi ngày, ít thế nên chẳng còn ai mặn mà với nghề, nhưng một số bà con không bỏ được. Một viên chức xã Tịnh Bình cho biết, toàn xã hiện nay có 2,400 hộ dân nhưng chỉ còn khoảng 100 hộ còn gắn bó với nghề nhưng cũng chỉ làm cầm chừng, số còn lại bỏ hết, do đó nón làm ra giờ rất ít.
Bạn,
Báo SGGP viết tiếp: Cụ Lương kể, ngày trước nhìn người con gái đi ngoài đường dù lạ hay quen là biết người ấy đã có chồng hay chưa. Vì nếu cô gái ấy có chồng rồi thường đội chiếc nón quai, còn chưa có chồng thì không. Người con gái ngày lên xe hoa về nhà trồng thường được mẹ hay chị trong nhà mua tặng chiếc nón lá, như một kỷ vật thân thiết của gia đình. Đàn bà, con gái ra đường đội nón được xem là người thùy mị, nết na, còn bây giờ con gái lên xe hoa về nhà chồng chẳng cần nón mũ gì ráo chỉ cần có cái dù cầm tay là được, ra đường chẳng biết cô ấy đã có chồng hay chưa, còn đàn bà con gái ra đường cũng rất ít đội nón lá chỉ toàn xài mũ vải. Nón lá chỉ còn dùng cho những bác nông dân ra đồng. Cụ Lương nói ngày trước trai chưa vợ, gái chưa chồng gặp nhau thường hò “Ai về nhắn với Tịnh Bình. Chằm chiếc nón lá tặng tình đôi ta”. Nhưng câu hò ấy bây giờ hầu như không còn ý nghĩa gì nữa, nghề làm nón Tịnh Bình cũng đang bị mất dần theo thời gian.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.