Hôm nay,  

Loạn Kiểu Chữ Viết

02/03/200300:00:00(Xem: 5854)
Bạn,
Theo báo quốc nội, hiện nay thư pháp tiếng Việt xuất hiện mọi nơi, trên các tấm ảnh, những tờ lịch và cả trong các cuộc triển lãm. Thế nhưng kiểu viết này có đáng được gọi là thư pháp" Nêu ra câu hỏi này, báo Tia Sáng đã phân tích và ghi nhận nguyên văn như sau.
Thư pháp là thuật ngữ chỉ cho những nước dùng hệ chữ tượng hình. Nước ta trước khi có Alexandre de Rhodes nghiên cứu và hoài thai ra chữ quốc ngữ đã sử dụng hai loại chữ, chữ Hán và chữ Nôm. Trên thực tế cả chữ Hán và chữ Nôm đều thuộc hệ chữ tượng hình. Thư pháp trên thực tế cũng chỉ sử dụng cho hệ chữ tượng hình mà thôi.
Cái tên chữ tượng hình đã thể hiện phần nào bản chất của nó. Chữ Hán khi viết chữ Tâm ta thấy hình vẽ mô phỏng người chèo đò đi giữa dòng sông. Chữ Mã là hình một con ngựa đang tung bờm. Vậy một bức thư pháp sẽ không chỉ dừng ở việc con chữ mà nó còn mang tầm như một bức tranh. Cũng chính bởi vậy mà những nhà thư pháp phải khổ luyện rất khủng khiếp để có được những bức "tiên hoa" mang đậm dấu ấn cá nhân và tải được cái thần của con chữ.
Hơn nữa chữ tượng hình thường mang rất nhiều lớp nghĩa. Chữ An chẳng hạn. Nó bao gồm bộ miên (mái nhà) và chữ nữ (người con gái) hàm ý nếu dưới mái nhà mà có bàn tay của người con gái thì mái nhà đó sẽ an bình. Mỗi bức thư pháp với những con chữ tượng hình mang trong mình nó cả một bài học triết lý. Đó là điều mà hệ chữ la-tinh không có.

Nhìn lại thì chữ hệ la-tinh như chữ Quốc ngữ của ta đi theo một dòng khác hẳn. Chính vì vậy việc có tham vọng đưa "kỹ thuật viết đẹp chữ Việt" thành "thư pháp tiếng Việt" có thể là một việc làm mơ hồ. Chữ viết theo hệ la-tinh mang trong mình nhiều ưu điểm như nó ghi lại âm khiến cho người học dễ học hơn, dễ viết hơn. Cấu tạo chữ Việt ta rất gọn gàng khiến cho việc bóp méo, hay thêm bớt, phóng bút tạo những nét bứt phá là điều không thể. Hơn nữa chữ quốc ngữ chỉ mang trong mình vài nghĩa nhất định chứ không dày lớp nghĩa như chữ Hán thành ra nó làm cụt cái thú ngắm chữ và suy ngẫm.
Mà đó lại chính là những yếu tố cơ bản để tạo thành những bức thư pháp. Ví như chữ Thọ có tới gần 200 cách viết khác nhau. Những chữ Hán tượng hình khác cũng đều có thể thể hiện ở nhiều dạng khác nhau ở các thể cơ bản: Chân, Triện, Lệ, Thảo. Ngoài ra, người viết không quá bị gò bó, có thể bớt nét hay thêm nét mà người đọc vẫn nhận ra đó là chữ gì, cốt sao thể hiện được cái hồn cho con chữ. Đó là điều mà hệ chữ la-tinh không chấp nhận.
Bạn,
Báo Tia Sáng viết tiếp: nhiều người bảo thế thì những chữ viết mà người ta vẫn coi là "Thư pháp tiếng Việt" như những chữ viết của Trịnh Công Sơn gọi là gì" Đó mới chỉ là những kiểu viết lạ, mang nhiều tính chất của dấu ấn cá nhân chứ không phải là "thư pháp" theo đúng nghĩa của nó. Vậy nên chăng chỉ coi đó là "kỹ thuật viết chữ đẹp" chứ không phải là "thư pháp tiếng Việt".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.