Hôm nay,  

Đi Lễ Để Khoe Aùo Quần

13/10/200200:00:00(Xem: 4627)
Bạn,
Câu chuyện về trình diễn thời trang kể với bạn trong lá thư này không phải xảy ra tại một cuộc thi người mẫu hay dạ hội thời trang của các nhà thiết kế quần áo, mà là chuyện ăn mặc của nhiều cô gái, thanh niên trong những dịp đi lễ ở những nơi tôn nghiêm như đền,chùa. Một phóng viên báo Kinh Tế Đầu Tư đã ghi nhận một số cảnh tượng tại một số nơi tôn nghiêm qua đoạn ghi chép như sau.
Ngày mùng Một, chùa Hà chen chúc người với người. Già có, trẻ có, nhưng đông nhất vẫn là những đôi nam thanh nữ tú đi lễ phật cầu may cho tình duyên.
Chen mãi mới kiếm được một chỗ đặt lễ cho mình, đông quá không thể thắp hương được, tôi (phóng viên) lùi ra tận sát mép vườn, thôi thế "lễ vọng" vậy. Ngẩng lên thì thấy ngay... một mảng lưng trần của cô gái đứng trước đập vào mắt. Không khỏi ngạc nhiên, tôi mới để ý xung quanh, không chỉ riêng cô gái ấy, rất nhiều chàng trai, cô gái hiện nay đi chùa với những trang phục... quá hiện đại. Nào thì quần ngố ôm sát, quần ngố rộng thùng thình có ống cỡ 30 - 40cm với túi hộp đằng trước, đằng sau, váy ngắn, váy bó xẻ dọc, xe ngang đi lại nửa kín nửa hở, rồi áo ngắn trên rốn, áo sát nách, hai dây, lớp trong lớp ngoài nhưng vẫn... hở. Có người còn mặc cả áo như chiếc yếm với đủ màu sắc... Đủ các loại trang phục hiện đại nhất đang thịnh hành được các cô, các cậu mang vào nơi cửa Phật, diễu qua trước mắt bàn dân thiên hạ.

Không chỉ riêng chùa Hà, tại phủ Tây Hồ cũng có không ít người đi lễ với những bộ trang phục ấn tượng như thế. Một cô gái đang khấn rất thành tâm trước cửa chính phủ Tây Hồ, nhìn cách lễ có thể thấy rằng cô là người rất hay đi chùa, nhưng hỡi ôi! ngoài mái tóc nhuộm vàng, so le, xoăn tít đánh bồng lên, cô còn mặc chiếc áo sát nách chỉ ngắn đến ngang bụng, quần bò cạp trễ xuống qua rốn... Nhiều người nhìn cô lắc đầu, quay đi. Một cụ bà cứ thắc mắc mãi "sao lại mặc thế đi lễ không biết, có tội với Thánh Mẫu...".
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Đi chùa vào những ngày rằm, mùng một, lễ, tết là một thói quen của người dân. Không chỉ những chùa có tiếng như chùa Hà, chùa Láng, phủ Tây Hồ... người dân Hà Nội vẫn đi những đền, chùa gần nơi mình sống để thắp hương cầu mong cho được thanh thản, tốt lành. Và cũng có rất đông thanh niên nam nữ đi chùa thường cầu học hành, công việc, tình duyên được suôn sẻ hay đơn giản chỉ để thanh thản hơn, giải toả nỗi niềm nào đó. Nhưng nhiều người gần như quên mất rằng cửa Phật là nơi linh thiêng, thanh tịnh cần sự trang nghiêm, không phải thích ăn mặc, đi lại như thế nào đều được. Chùa không phải là nơi trình diễn thời trang.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.