Hôm nay,  

“phao & Tủ” Của Thí Sinh

24/02/200200:00:00(Xem: 3882)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN vừa ban hành thông tư quy định lại cách thức thi tuyển sinh viên vào các năm thứ nhất của các trường Đại học. Theo thông tư này, kể từ niên khóa 2002-2003, các thí sinh chỉ được dự một đợt thi tuyển đại học thay vì được dự ba đợt thi vào các khối trường khác nhau như trước đây. Ngoài ra, các thí sinh đạt điểm ưu hạng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học cũng không được tuyển thẳng vào đại học. Từ khi thông tư trên được phổ biến, số học sinh theo học các lớp luyện thi đại học đã gia tăng. Điều đáng nói là đa số các trung tâm chỉ nhắm dạy “tủ” cho học sinh để có thể “đối phó với mọi tình huống” trong kỳ thi. Và khi vào phòng thi, các bài học ở các lớp luyện thi chính là “phao cứu sinh” của thí sinh. Nhân sự việc bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN ra thông tư nói trên, báo Tuổi Trẻ đã đề cập đến hiện trạng thi cử ở VN qua câu chuyện như sau.
Mấy năm trước vẫn còn chế độ tuyển thẳng vào đại học bằng điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học nên những ai học khá một chút được 54 điểm/6 môn thi. Chẳng hiểu vì muốn vào thẳng hay vì tính ỉ lại ăn vào tận máu mà có nhiều học sinh cuống lên đi tìm tủ để học. Chẳng hạn như một học sinh tên G. ngày thi môn Địa thì G ghép tủ của trường A với tủ của trường B, trúng đúng 4 câu. Chả còn thời gian, G đành liều học từng ấy. G được 10 điểm Địa. Còn môn Sử thì G tận mắt nhìn thấy nhiều bạn vừa ra khỏi phòng thi đã tức tối xé ngay phao vì bị kệch tủ. Trong chuyện này việc học sinh không ngoan đã đành một lẽ. Nhưng họ không thể tự mình “đóng” khung những cái “tủ” ấy. G cho biết khi hỏi tủ của bạn bè bao giờ cũng được kèm theo một thông tin mù mờ kiểu như “bác của thằng bạn của bạn tao tiết lộ cho”. Sự thật thế nào thì không rõ nhưng kỳ thi tốt nghiệp năm học 1999-2000, G trúng tủ hoàn toàn môn Địa và phần lý thuyết môn Lý, môn Sử và Văn tuy kệch tủ nhưng G vẫn thi được vì dẫu sao cũng không dám học hoàn toàn theo tủ vì sợ trượt.

Năm ấy, G vào thẳng đại học với 54.5 điểm. G bảo nếu một mặt người ta cho vào thẳng, mặt khác lại xì đề ra như thế thì chất lượng tuyển thẳng kém là phải. Hai năm gần đây, bộ GD bỏ tuyển thẳng. Tưởng chuyện học tủ không còn tràn lan nữa nhưng hóa ra chẳng cải thiện là bao. Kết luận: không phải do tuyển thẳng mà do tính đối phó trong mọi tình huống của học sinh và người lớn. Học sinh ngoan thì học hết rồi ra khỏi phòng thi là quên hết. Học sinh hơi không ngoan thì cũng học nhưng dựa vào tủ. Những kẻ lười biếng thì tủ cũng chẳng thèm học mà đem “phao” vào quay.
Bạn,
Cũng theo báo TT dẫn lời của một giáo sư đại học, thì về phía trường đại học, càng ngày người ta thấy vai trò tuyển chọn đối tượng đào tạo thích hợp cho mỗi trường ngày càng giảm đi, đến mức có lẽ sẽ không còn chọn lựa nào nữa ngoài việc chấp nhận một danh sách thi đỗ do một hội đồng tuyển sinh chung gửi đến. Kỳ thi chung này dẫu sao cũng chỉ khảo sát thành quả học tập về khoa học cơ bản ở phổ thông mà thôi. Và thế là tình trạng học tủ để đối phó trong kỳ thi vẫn tiếp diễn dù bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN ra hàng chục thông tư thay đổi quy trình tuyển sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.