Hôm nay,  

Giá Tranh "ảo" Và Thật

12/13/200100:00:00(View: 4467)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, thời gian gần đây, một số họa sĩ trong nước đã trở nên giàu có nhờ bán được tranh giá cao cho các nhà sưu tầm người nước ngoài. Điều đáng nói là có nhiều bức tranh của một số họa sĩ chưa nổi danh nhưng đã ghi giá rất cao. Ghi nhận về hiện trạng này, báo NLĐ nhắc lại câu chuyện mà gần như họa sĩ đều biết giai thoại về nhà danh họa Hòa Lan Van Goh (1853-1890), khi còn sống, nhà danh họa này chỉ bán được một bức tranh Vườn nho đỏ với giá 400 francs. Hơn 100 sau ngày ông mất, bức tranh "Bác sĩ Gachet" của ông đã được bán với giá kỷ lục 82 triệu đô.

Đối với tranh của các họa sĩ VN, báo NLĐ nhắc đến trường hợp họa sĩ Bùi Xuân Phái khi còn sống đã vẽ trên giấy hàng trăm bức tranh nhỏ hơn bàn tay để tặng bạn bè và để đổi cà phê, giờ đây, mỗi bức tranh nhỏ đó có giá 200 đô, còn những bức tranh dầu khổ lớn của ông giá hàng ngàn đô. Gần đây, tranh của họa sĩ Hoài Hương đã được một nhà sưu tập người Nhật mua tất cả với giá 100,000 đô.

Có người nhận xét hiện nay giới họa sĩ làm giàu hơn giới ca sĩ, điển hình như họa sĩ Thành Chương, Lê Thiết Cương đã vẽ tranh không kịp bán mà bức tranh nào giá cũng trên 1,000 đô. Một số họa sĩ chưa nổi danh đều nghĩ rằng tranh của mình rất có giá trị, chỉ tại chưa lọt mắt xanh của nhà sưu tập mà thôi, nên khi triển lãm tranh, họ đều để giá bán trên trời. Có họa sĩ còn giả vờ khiêm tốn: Tài năng của tôi chỉ bằng một phần ngàn tài năng của Picasso. Tranh của ông ấy bán 10 triệu đô, thì tranh của tôi cũng phải bán 10 ngàn đô chứ. Đa số các họa sĩ đều bán tranh cho khách du lịch nước ngoài đến VN, hoặc gửi tranh cho các gallery ở nước ngoài bán. Các gallery trong nước thường lấy từ 10% đến 30% tiền bán tranh của họa sĩ. Có gallery mua "mão" toàn bộ tranh của một họa sĩ rồi tổ chức triển lãm bán tranh. Họ mua với giá 1 trăm đô/bức tranh nhưng đề giá bán 1 ngàn đô. Tranh không bán được, họ để vào kho hoặc bày bán chung với các họa sĩ khác. Các họa sĩ khi triển lãm tranh ghi giá 1 ngàn đô, các nhà sưu tập có thể thương lượng mua với giá một nửa hoặc một phần ba, nên giá tranh là một con số ảo. Có những họa sĩ bán tranh giá thấp nhưng lại nói giá cao để tranh mình có giá trị. Ngược lại, có họa sĩ bán được tranh giá cao, lại nói giá thấp vì nhiều lý do tế nhị, sợ bị truy thuế thu nhập sau này... Họa sĩ Trương Hán Minh, người đã bán nhiều tranh thủy mạc, cho biết: Quan hệ hiện nay giữa người họa sĩ và người mua tranh là thuận mua vừa bán, chưa có giá tranh nhất định đối với từng họa sĩ.

Bạn,
Báo NLĐ phân tích rằng giá thật của một bức tranh được giới họa sĩ công nhận khi tranh đó được các công ty Christies's, Sotheby's bán đấu giá ở Singapore. Tranh của các họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Gia Trí đã có giá trên 30,000 đô. Nhưng tiền bán tranh không còn thuộc về họa sĩ nữa, mà thuộc về nhà sưu tập bởi họ đã mua tranh của họa sĩ từ lâu. Báo NLĐ cũng nhắc đến một sự kiện trong năm 1991, dư luận xôn xao khi Bảo tàng Mỹ thuật Sài Gòn được thành phố duyệt cho mua bức tranh sơn mài Vườn Xuân Trung Nam Bắc của họa sĩ Nguyễn Gia Trí với giá 600 triệu đồng. Một số tiền rất lớn vào thời điểm đó. Bức tranh hiện đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Sài Gòn, có nhà sưu tập định giá bức tranh đó hiện nay là 100 ngàn đô. Qua sự kiện đó, báo NLĐ cho rằng khó mà đưa ra quy chuẩn về giá cả của tranh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ông Nguyễn Phú Trọng bị hạ độc? Nếu thế, ai đã đầu độc ông Trọng? Có phải tình báo Trung Quốc? Hay đàn em Nguyễn Tấn Dũng? Hay các quan chức tham nhũng sắp vô lò?
Làm lậu… là chuyện của nhiều lao động Trung Quốc nơi ven biển: Nhiều lao động Trung Quốc không giấy tờ tùy thân ở Bình Thuận.
Môi trường xanh là nỗ lực của nhiều sinh viên học sinh Hà Nội… Báo Công Thương kể về dự án: “Đổi giấy lấy cây” mới thành lập từ tháng 12 năm 2018 và được tổ chức vào mỗi thứ 7, chủ nhật cuối cùng trong tháng nhưng dự án này của Green Life Team đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học sinh, sinh viên Hà Nội và cộng đồng.
Bản tin TTXVN kể: Hưng Yên công bố bảo vật quốc gia tượng Phật Quan Âm chùa Mễ Sở… Ngày 23/5, tại chùa Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã công bố một quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn).
Sách giáo khoa giả? Đúng vậy. Nhà in nào? Hẳn là nhà in chính phủ, mới in lậu tới hàng chục ngàn sách giáo khoa giả? Báo Tiền Phong kể chuyện thủ đô: Hàng chục nghìn cuốn sách giáo khoa giả bị phát hiện ở Hà Nội. Theo VnExpress: Hơn 30.000 sách giáo khoa, 40.000 đĩa tiếng Anh giả được quản lý thị trường ở Hà Nội phát hiện ngày 22/5.
Cô Ngọc Trinh tham dự liên hoan điện ảnh quốc tế, mặc trang phục hở hang trước ống kính truyền hình thế giới, mặc kiểu xuyên thấu để ai cũng nhìn rõ một khoảng đen giữa làn da trắng muốt…
Cá bè chết cả ngàn tấn… Bản tin VnExpress kể: 1.000 tấn cá bè chết sau năm ngày ở Đồng nai… Trong mang cá chết trên sông La Ngà có rất nhiều bùn, công an cùng cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm nguyên nhân.
Vậy là sẽ nâng tuổi hưu… Vấn đề là nâng chậm hay nâng nhanh. Bản tin Zing ghi nhận: Chốt việc nâng tuổi nghỉ hưu lên lần lượt 62 với nam và 60 cho nữ, Bộ Lao động đưa ra hai lộ trình đồng thời đề xuất chọn phương án nâng với tốc độ chậm hơn.
Khắp nơi ô nhiễm. Cả Bắc, Trung, Nam cùng ô nhiễm… Điều ghi nhớ: ô nhiễm gây ra bệnh. Bản tin RFI kể rằng Ô nhiễm không khí chính là Sát thủ hàng loạt nơi chốn thị thành… Suyễn, ho, dị ứng, ung thư, đột quỵ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.