Hôm nay,  

Chuyện Sông Nước Buồn

19/03/200000:00:00(Xem: 5748)
Bạn thân,
Sông Hồng không còn đủ sức nuôi sống nhiều ngư dân nữa. Đó không chỉ là một tin buồn đơn giản đọc trên báo, nhưng là tai họa trực tiếp cho nhiều ngàn gia đình ngư dân. Tờ Giáo Dục & Thời Đại kể các mẩu chuyện buồn này như sau.

Đối với người dân chài lưới phường Phúc Tân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội thì anh Khang được coi là tay cự phách trong nghề. Bao giờ khi cập bến thuyền của anh cũng đầy ắp cá. Nhưng mấy năm gần đây con sông Hồng không ưu ái với anh nữa. Nhiều hôm kép lưới cả ngày, thuyền của anh cũng chỉ được cân cá tép bán không nổi 10 ngàn đồng. Đành để lại cho các con ăn trừ bữa…

Càng về chiều mưa càng mau hạt, cái lãnh giường như lạnh hơn khi đứng bên bờ sông Hồng. Nhìn thấy tôi, anh Khang buồn bã lắc đầu lại một ngày không gặp may. Hôm nay anh thả lưới ở đâu" Tôi hỏi. Tận Bát Tràng, vừa lạnh, vừa rét mà cũng chỉ được cân cá tép, không đủ tiền mua dầu. Tôi hỏi đùa:
Anh được gọi là cự phách trong làng chài mà chịu thua à"

Thua chứ! Cá không về mình bắt nó về làm sao được. Bây giờ đoạn này nước nông lại bị ô nhiễm do rác thải trong thành phố đổ ra, cá nó sợ chẳng dám ở. Thành ra mình cũng chết đói.
Tôi hiểu, đây là tâm tư của anh nhưng cũng là tâm tư của hàng ngàn người dân bao năm sống bằng nghề chài lưới trên sông Hồng. Nhớ lại thời kỳ hoàng kim, Khang không khỏi tự hào. Tháng nào không kiếm được 2 - 3 triệu đồng tiền cá coi như lỗ. Mùa nào cá ấy, tháng 2, 3, 4 anh đi cá nương, cá chầy, tháng 5, 6, 7 tôm, cá ngạnh, cá lăng, những ngày cuối năm đánh cá chiên, cá chép. Cá ở sông Hồng nổi tiếng là ngon thịt. Cá chép, chiên, chầy mắt đỏ được coi là đặc sản của Hà Nội. Đặc biệt là cá lăng bán buôn cũng được 80.000 đồng/kg. Con lăng to phải được 12 - 13 kg, nhỏ cũng được 2 - 3 kg. Mỗi ngày đi lưới may mắn bắt được 2 - 3 con loại nhỏ đem về bán cho khách sạn cũng đủ sống. Trong đời anh không nhớ hết đã bắt được bao nhiêu chú Lăng loại 12 - 13 kg. Nhưng thời ấy bây giờ còn đâu. Cá mỗi ngày một ít, ngay cả những con cá tép cũng hiếm.

Tôi hỏi anh: Sao anh không đầu tư phương tiện hiện đại" Chiếc thuyền nan này của anh trông nó mỏng manh đơn sơ quá.

- Lấy đâu ra tiền, thời trước làm ăn được phải nuôi 3 đứa con nhỏ ăn học còn ít sửa. Các nhà lên cao tránh lụt, ở đây mùa mưa lụt nước lên cao lắm. Nói vậy thôi nhưng thuyền của tôi cũng phải mất gần hai chục triệu đồng. Nếu đầy đủ phải 20 triệu. Nhưng có đầu tư nữa cũng không thể bắt được nhiều cá.

Vậy anh có ý định chuyển nghề" Như chạm vào nỗi đau, giọng anh Khang như trầm xuống:
- Mình là đời thứ 3 theo nghề sông nước. Từ bé đã được các cụ cho đi theo truyền lại. Lớn lên đi bộ đội, xuất ngũ lại quay về với con thuyền. Cả đời ông tôi, cha tôi làm nghề mà chẳng mua nổi được mảnh đất. Đến đời tôi cũng vậy, nhưng nó như cái nghiệp vào thân, vẫn phải theo. Nói cho cùng có chuyển sang nghề khác cũng chẳng biết làm gì. Gần 40 tuổi rồi còn học nghề gì được nữa. Thôi đành cố bám lấy sông nước được thêm ngày nào hay ngày đó để con mình khỏi thất học. Hy vọng các cháu được học hành tử tế không phải theo nghề của bố. Bất quá mình bỏ nghề cá đi vớt rác như những người kia kìa. Theo tay anh chỉ, đó là làng bụi ven sông, khoảng 40-50 chiếc thuyền lụp xụp, mỗi chiếc thuyền là một gia đình. Họ sống bằng nghề thu gom rác bên sông.

Anh kể: Họ là người Tuyên Quang, Hải Hưng, bỏ quê lên đây sống tạm bợ qua ngày. Bây giờ rác trên sông nhiều hơn cá. Hằng ngày họ đi thuyền dọc sông vớt rác. Thôi thì đủ thứ cái gì bán được là nhặt. Hôm nào gặp may vớt được ít quần áo của người quá cố mang về giặt lại đem bán trên phố, nhiều người tưởng là hàng sida mua liền. Nghe vậy tôi chợt rùng mình. Chẳng lẽ nhiều thế sao" Nhiều chứ, người ta quan niệm quần áo người chết phải ném xuống sông cho mát mẻ mà.

Lại thêm mấy chiếc thuyền nan hòa mã cập bến, anh Khang giới thiệu: Thuyền của các em tôi đấy! Nhà có 6 anh em trai đều làm nghề này cả, 3 người có nhà, 3 người vẫn phải sống dưới thuyền. Ngày thứ 7, chủ nhật các chú ấy mới đưa vợ con lên bờ để đi nhà thờ; Nhà tôi theo đạo Thiên chúa.

Bạn thân,
Nhà báo đã cho một lời bàn cũng thật buồn như sau. Theo lời anh kể, tôi được biết nhiều người dân xóm chài ở đây mấy năm gần đây gặp khó khăn, nhiều người phải bỏ nghề, nhiều gia đình được cứu đói, được tổ chức FC giúp đỡ để chữa nhà, chữa thuyền. Nghề sông nước gian nan là vậy, cuộc sống của họ thật bấp bênh. Có ai ngờ những người như họ sống bao đời ở thành thị mà vẫn phải cứu đói...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.