Hôm nay,  

Những Con Tàu Nhớ Biển

09/03/200300:00:00(Xem: 4696)
Bạn,
Theo báo SGGP, cơn bão số 5 đã qua đi khá lâu, nhưng hậu quả nặng nề của nó còn để lại cho ngư dân các tỉnh Miền Tây đến bây giờ vẫn chưa giải quyết hết. Rất nhiều con tàu này lại cứ nằm ì tại bến, chưa biết chừng nào trở lại ngư trường, tàu nhớ biển, ngư dân cũng nhớ biển nhưng đành chịu vì hoàn cảnh khó khăn. Ghi nhận về hiện trạng này, phóng viên báo SGGP viết như sau.
Chiếc tắc ráng chầm chậm đưa phóng viên ngang qua thị trấn Sông Đốc, vào một chiều đầu năm thật lặng lẽ. Nhiều tàu đánh cá neo đậu ven bờ đượm vẻ buồn tênh, không còn cảnh tấp nập tàu vào thuyền ra như thuở nào. Ngoài kia là cửa biển Sông Đốc mênh mông mây nước nối liền một dãy, nhạt nhòa trong sương chiều, không biết đâu là đường chân trời. Anh Ba Sơn, phụ trách thủy sản của Sông Đốc, người hướng dẫn phóng viên đi thăm đưa tay chỉ những chiếc tàu đậu trong ụ, có chiếc đã bị nước ngập chìm hơn nửa thân tàu, nói: Đây là những chiếc tàu được ưu tiên vay vốn khắc phục cơn bão số 5, để nâng cấp hoặc đóng mới. Nhưng do nhà nước, cứ cho vay ồ ạt, không khống chế số lượng, làm cho người vay bị sa lầy trong số nợ vay quá lớn không còn khả năng chi trả. Kể cả những người từ nào tới giờ chưa biết biển là gì, cũng được đầu tư đóng tàu đánh cá. Còn đối với ngư dân, khi có đồng vốn trong tay, lại không biết tính toán thiệt hơn, cứ thẳng tay đầu tư, đóng mới, vượt quá khả năng cho phép của mình, đến khi hết vốn mà phương tiện vẫn chưa hoàn chỉnh. Do vậy không thể nào ra khơi được. Tàu nằm ụ, không làm ra tiền, trong khi nợ cứ đẻ lãi.

Phóng viên ngồi lặng yên nghe Ba Sơn nói chuyện của người khác mà như tâm sự của chính anh. Phóng viên nhìn những chiếc tàu gọi là đóng mới, nhưng qua mấy năm nằm ụ, đã trở nên cũ kỹ, rêu phong, có chiếc gỗ đã mục hư. Để cho những chiếc tàu này ra khơi không phải là chuyện đơn giản. Nhiều chủ tàu sau khi bó tay vì hết vốn, đã trở thành bạn tàu, phải đi làm thuê cho người khác kiếm sống qua ngày.
Bạn,
Phóng viên ghé vào nhà anh Nguyễn Văn Nguyên, một chủ tàu còn khá trẻ, mới 38 tuổi đời. Anh Nguyên thố lộ: Tôi vay 366 triệu đồng, cộng với tiền vốn sẵn có, đầu tư vào chiếc tàu trên 500 triệu đồng. Tôi muốn làm lớn để đánh bắt xa bờ đạt hiệu quả cao, mau trả nợ vốn vay. Nào ngờ vung tay quá hớp, đến khi không còn một đồng bạc dính túi, mà cái cần câu cơm của mình là chiếc ghe vẫn còn dở dang. Muốn hoàn chỉnh để ra khơi phải cần đến vài trăm triệu nữa mới đủ. Tiền đâu, tàu đành nằm ụ chịu chết. Rồi anh hít hà than thở. Mấy đời nhà tôi sống bằng nghề biển, chưa đầy 10 tuổi đầu tôi đã làm quen với biển. Cả cuộc đời tôi gắn bó với biển là vậy, không đi biển buồn lắm. Anh đưa tay chỉ con tàu thân yêu của mình đang ngày một mục rữa theo ngày tháng. Tàu nhớ biển, người cũng nhớ biển!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.