Hôm nay,  

Lớp Học Trên Xe Lăn

17/12/200300:00:00(Xem: 5035)
Bạn,
Tại một góc phổ nhỏ ở thị xã Hội An, có một lớp học không có bục giảng, cô và trò đều ngồi trên những chiếc xe lăn, nhưng người dạy, người học ai cũng miệt mài với từng câu, từng chữ... Và lớp học ấy đã tồn tại với lòng khát khao học tập của những người học trò bất hạnh. Báo Tuổi Trẻ kể về lớp học đặc biệt này qua đoạn ký sự như sau.
Cô giáo của lớp, chị Phạm Thị Nhất (sinh năm 1969), trông rất trẻ, như chỉ mới ngoài 20. Gắn lên bức tường phủ rêu xanh là tấm bảng nhỏ dày đặc những con chữ tiếng Anh và ngồi quanh cô giáo là chín học trò, mà người trẻ nhất cũng đã trên 30 tuổi. Chị Nhất có một tuổi thơ buồn bởi di chứng của cơn sốt bại liệt từ lúc lên một tuổi. Khi lớn lên, biết không thể tiếp tục vào được đại học như bạn bè cùng lứa, chị chọn học nghề may, rồi chuyển sang bán hàng vải phụ giúp người em. Đêm đêm chị âm thầm đến trung tâm học tiếng Anh. Ròng rã suốt 5 năm trời, với vốn tiếng Anh kha khá đủ để giao dịch với khách Tây đến mua hàng. Hằng ngày ngồi sau quầy vải, thấy bạn bè cùng cảnh ngộ ngồi trên chiếc xe lăn đi bán hàng rong ế ẩm, có khi lại còn bị xua đuổi..., chị cứ miên man nghĩ về mình, về họ...
Vào cuối năm 1997 chị quyết định thành lập nhóm khuyết tật. 30 thành viên từ khắp nơi trong tỉnh, người xa nhất ở tận Phước Sơn, Hiệp Đức... đã đến với chị. Cuộc mưu sinh cơm áo đưa họ trôi dạt về Hội An, mỗi người một số phận, một nỗi đau riêng. Sau nhiều buổi sinh hoạt, chị Nhất đem ý tưởng của mình tâm sự với anh em trong nhóm: tại sao lại không cùng nhau học tiếng Anh"... Thế là lớp học của cô giáo Nhất ra đời. Họ chọn góc phố rêu xanh bên bờ sông dưới gốc bằng lăng, bên cạnh một khách sạn để làm lớp học.

Mỗi sáng, lớp học bắt đầu từ 7h và kết thúc sau 9h. Bàn ghế của lớp là những chiếc bàn nhựa mượn của bà bán chè bên góc phố ban đêm. Ai không ngồi như bình thường thì xe lăn được đẩy lên vỉa hè. Người còn khả năng di chuyển được thì giúp người yếu hơn. Cứ thế, họ dìu nhau vào lớp. Sau buổi học, họ lại tiếp tục lên đường mưu sinh bằng đủ thứ nghề, có người đi bán vé số, hàng lưu niệm cho khách du lịch, có người nhận may, thêu cho các tiệm may trong thị xã. Cả lớp còn nhớ ngày mà chị Võ Thị Tuyết (42 tuổi), người lớn tuổi nhất, đến với lớp học. Chị đến, ngồi yên lắng nghe chăm chú. Nhiều lần như thế, ai cũng nghĩ chị đi bán dạo mỏi chân ngồi nghỉ. Rồi một ngày, chị rụt rè nói: Đi bán hàng dạo ở đây mà không nói được tiếng Anh thì có khi cả tuần không bán được đồng nào. Thấy lớp học tui muốn xin vô học nhưng sợ không có tiền đóng học phí.... Ai cũng ngạc nhiên về những từ đóng học phí của chị. Cố bươn chải để học thêm vài chữ tiếng Anh làm vốn kiếm sống, nhưng số phận dường như vẫn không chịu buông tha người phụ nữ độc thân bất hạnh này. Thỉnh thoảng trên đường đi bán dạo, chị lại lên cơn động kinh, bất tỉnh ngay trên hè phố. Mới đây chị lại bị tịch thu mẹt hàng, phương tiện kiếm sống duy nhất của chị, do Hội An vốn khắt khe đối với đội quân bán hàng rong trên phố.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: cô giáo Nhất kể hiện cô đang nghĩ cách biên soạn giáo trình dạy xóa mù chữ cho các thành viên trong nhóm tật nguyền, bởi trong nhóm có trên 30 người thì đã có 10 người chưa được một lần cắp sách đến lớp. Và đêm đêm cô lại chong đèn soạn từng trang giáo án xóa mù chữ cho anh em đồng cảnh ngộ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.