Hôm nay,  

Rừng Bình Thuận Kêu Cứu

29/06/200300:00:00(Xem: 4687)
Bạn,
Bình Thuận là một trong những tỉnh hiếm hoi mà diện tích rừng tự nhiên còn tương đối nhiều, khoảng 409 ngàn hecta Tuy nhiên tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển chui phép lâm sản vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở một số địa bàn, nhất là ở các khu vực như: Khu bảo tồn Biển Lạc - Núi Ông, Suối Kiết (huyện Tánh Linh); Khu bảo tồn Tà-Kóu (huyện Hàm Thuận Nam) và các vùng giáp ranh với Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh Thuận... Báo Lao Động đã ghi nhận về thực trạng của vùng rừng Bình Thuận như sau.
Từ đầu năm đến nay, đội kiểm lâm cơ động thuộc Chi cục kiểm lâm Bình Thuận, từ đầu năm 2003 đến nay đã phát hiện gần 220 vụ vi phạm lâm luật qua đó thu giữ gần 400m3 gỗ các loại, 37 ster củi, 17,000kg than hầm, 900kg nhựa thông, 180kg thịt rừng các loại... Rộng hơn, trong vòng 5 tháng đầu năm toàn tỉnh đã có hơn 2,018 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó phá rừng trái phép 145 vụ; phá rừng làm nương rẫy 27 vụ. "Nóng" nhất là tháng 5, đội kiểm tra đã phát hiện và lập biên bản xử lý 50 vụ vi phạm, tịch thu trên 132m3 gỗ các loại, 7,650kg than hầm, 50kg thịt rừng... Và mới đây nhất, một con bò rừng bị bắn hạ bằng súng AR15 tại khu vực rừng Sân Tàu, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.

Thông tin từ Hạt kiểm lâm Hàm Thuận Bắc, thủ phạm săn bắn thú rừng trái phép vừa bị bắt giữ là thôn trưởng thôn 2 xã Đông Tiến với khẩu súng do xã đội trưởng Đông Tiến cho mượn. Hiện chưa xác định con bò bị giết là bò rừng (Bos Banteng) hay bò tót (Bos Gaurus). Điều này cho thấy nạn phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, săn bắn động vật hoang dã... càng lúc càng diễn biến phức tạp. Lâm tặc đã bất chấp dư luận lẫn sự kiểm tra, truy quét gắt gao của lực lượng chức năng! Không chỉ thế, lâm tặc ngày càng có nhiều thủ đoạn gian xảo để né tránh cơ quan chức năng hoặc nếu cần sẽ chống trả đến cùng hòng tẩu tán tang vật, phương tiện phạm pháp.
Phóng viên không thể không nhắc lại lời kêu gọi "Hãy cứu lấy rừng" khi chứng kiến rừng đang bị "tấn công" mọi lúc, mọi nơi như hiện nay. Không nhắc lại sao được khi mà có những vụ phá rừng diễn ra công khai, đầy thách thức. Như vụ phá rừng Mỹ Thạnh, hiện trường nằm sát ngay con lộ trải sỏi duy nhất nối miền xuôi với trung tâm xã Mỹ Thạnh mà không một ai phát hiện dù có ba trạm chốt chặn.
Bạn,
Báo quốc nội cho biết: trong 2,018 vụ phá rừng bị phát giác, ngành kiểm lâm đã tịch thu 23 xe hơiâ, máy kéo; 23 xe máy; 63 xe đạp; 24 cưa máy; 246 công cụ phá rừng khác; 1,066m3 gỗ tròn các loại; 1.566kg động vật; thu nộp ngân sách 3,265 tỉ đồng. Song song đó, công tác chống phá rừng và quản lý lâm sản hiện luôn được các đội kiểm lâm đặt trong tình trạng "báo động đỏ". Chi cục kiểm lâm tỉnh đã phải chỉ thị cho Đội kiểm lâm cơ động tiếp tục tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ để sẵn sàng nhận tin báo và triển khai chống phá rừng tại các địa bàn "nóng" của tỉnh Bình Thuận và vùng giáp ranh tỉnh Đồng Nai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.