Hôm nay,  

Khi Thầy Tây Dạy Túc Cầu

20/07/200200:00:00(Xem: 4721)
Bạn,
Sau khi đội tuyển túc cầu VN thất bại tại SEA Games kỳ thứ 21 tổ chức tại Mã Lai vào năm 2001, Liên đoàn túc cầu VN đã thay thế huấn luyện viên trưởng người Ba Tây, và tuyển nhiệm HLV người Pháp tên là Christian Letard để huấn luyện cho đội tuyển U-22 VN (gồm các cầu thủ dưới 22 tuổi). Sở dĩ hình thành đội U-22 là do quy định mới của Liên đoàn Túc cầu Đông Nam Á, kể từ SEA Games 22 (tổ chức tại VN vào năm 2003), các cầu thủ trong đội tuyển túc cầu phải dưới 22 tuổi giống như điều lệ của Thế vận hội. Trong khi đó, giải vô địch Túc cầu Đông Nam Á thì không đưa hạn định về tuổi của cầu thủ.
Trở lại chuyện HLV Pháp Christian Letard, báo Người Lao Động cho biết ông thầy người Pháp này có cách huấn luyện hoàn toàn khác với các huấn luyện viên người Đức, người Anh, người Áo, người Ba Tây của đội VN từ 1995 đến nay, từ cách tập cho đến chuyện ăn uống.
Vừa cầm quân được ít ngày, ông C. Letard đã đặt ra ở đội U-22 Việt Nam những nguyên tắc rất Pháp. Điều này dễ khiến ông C.Letard bị ngộ nhận là độc đoán, chuyên quyền, song nó lại mang đến cho các tuyển thủ sự thoải mái và niềm tin. Với yêu cầu của ông, lần đầu các tuyển thủ không bị “dị ứng” với bếp ăn của trung tâm. Ăn kiểu buffet, các học trò ông Letard được thoải mái lựa chọn món ăn yêu thích, vì vậy hết cảnh lo thiếu dinh dưỡng vì món ăn không hợp khẩu vị.

Nhưng bếp núc lạ lẫm không dừng ở nhà ăn mà còn được áp dụng ngay trên sân tập. Khác với các vị tiền nhiệm, ông Letard rất khắt khe trong việc cho học trò uống nước. Không chỉ dùng nước suối, học trò ông Letard còn được lựa chọn các loại nước khác: nhân trần, oresol (nước muối) và cuối buổi tập được uống nước đường pha C sủi. Ông cử riêng một bác sĩ chuyên phụ trách việc ghi chép tỉ mỉ theo dõi các tuyển thủ uống nước, cân trọng lượng cơ thể từng buổi tập, sau đó báo cáo cho ông theo từng chu kỳ huấn luyện. Bác sĩ Bạch Quốc Ngọc giải thích: “Phương pháp này đúng là lạ đối với các HLV nội. Tuy nhiên, nó cực kỳ khoa học và giúp cho HLV theo dõi tình trạng thể lực của cầu thủ. Thể chất con người có tới 70% nước, và nếu mất nước mà không được bổ sung hợp lý, cầu thủ khó tích lũy và phát triển thể lực”.
Lúc này, các học trò của ông Letard đã trải qua giai đoạn rèn luyện thể lực để bắt đầu bước vào học chiến thuật nâng cao. Song rõ ràng, với cách làm của ông Letard lúc này, người ta thấy rõ ông đang hướng việc “hái quả” ở SEA Games sau chứ không đặt nặng vào những giải đấu trước mắt. Chính vì thế, việc dự LG-Cup (tổ chức tại Sài Gòn) hay ASIAD (Á Vận Hội, mỗi đội tuyển U-22, được tăng cường 3 cầu thủ trên 22 tuổi trong mỗi trận theo quy định mới), có lẽ chỉ là liều thuốc thử để định hình và sàng lọc. Bởi theo ông, chu kỳ hiện nay là giai đoạn chuẩn bị cơ sở trước khi bước vào giai đoạn huấn luyện nâng cao, chuyên biệt.

Bạn,
Ông thầy Pháp nói: “Phong cách huấn luyện của bóng tròn Pháp không được tôi áp dụng cho các cầu thủ U-22 Việt Nam. Do không có HLV thể lực chuyên biệt, lúc đầu tôi phải trang bị lại thể lực cơ bản cho các tuyển thủ. Giờ thì mọi việc đã chuyển biến tốt. Tôi đang từng bước chuyển sang chu kỳ huấn luyện mới. Tuy nhiên, giống như những gì bóng tròn Pháp áp dụng 10 năm nay, tôi chỉ cho các học trò tập từ 1 giờ 20 phút đến 2 giờ mỗi buổi mà thôi”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.