Hôm nay,  

Chuyện Ở 2 Xã Vùng Lũ

06/10/200000:00:00(Xem: 4775)
Bạn
Từ trung tuần tháng 9 đến nay, một số tỉnh miền Tây đã hứng chịu sự tàn phá nặng nề của lũ lụt. Không chỉ ngăn và chống lũ, người dân miền Tây đã tìm sự sống trong tình cảnh bi thảm nhất. Mời bạn nghe hai câu chuyện dưới đây dựa theo lời kể của nhóm phóng viên báo Lao Động khi họ theo một đoàn một cứu trợ về thăm hai xã bị thiệt hại nặng của tỉnh Đồng Tháp trong tuần qua.

Câu chuyện thứ nhất kể về tình cảnh người dân ở Thanh Lợi, xã bị thiệt hại nặng nhất của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Hiện toàn xã có 820 hộ và tất cả các ngôi nhà trong xã đều bị ngập, dân phải di dời ra kênh. Từ thị xã Cao Lãnh, đoàn cứu trợ phải mất gần 3 giờ mới đến xã này. So với dự trù, cuộc hành trình của đoàn cứu trợ đã chậm gần hai giờ do đò máy phải chạy thật chậm dọc các tuyến đê xung yếu đang được cư dân địa phương tôn cao để chống với lũ. Dọc kênh Đường Thét, chỉ cách Cao Lãnh 20 km, đã thấy sức tàn phá ghê gớm của lũ. Những căn nhà ngập đến mái, những hàng chuối gãy đổ tả tơi trong gió. Nhiều căn nhà bị sóng đánh chỉ còn lại sườn nhà trơ trọi giữa biển nước mênh mông. Bà con tập trung di dời ra sống ở ven đê, cặp lộ. Chó, gà và cả heo sống chung với người. Khi đoàn cứu trợ đến trung tâm xã, cả vùng đất đã chìm dưới 3.8 mét nước, chỉ còn lại trụ sở xã.

Nghe tin đoàn cứu trợ đến xã, hàng ngàn bà con vùng lũ đã chống xuồng tập trung tại trường học Thanh Lợi từ sáng sớm để chờ được phát quà và khám bệnh. Phóng viên báo Lao Động kể lại có một cư dân chỉ cách địa điểm cứu trợ có 6 km, nhưng phải mất gần 2 giờ chèo ghe nước ngược để đến địa điểm cứu trợ này. Một lão nông tên là Phan Thế, 72 tuổi, cũng là một trong những hộ bị trắng tay trong lũ, bảy nhân khẩu trong gia đình ông chỉ vỏn vẹn còn vài ký gạo để cầm hơi. Ấp 2 của xã Thạnh Lợi cũng là ấp có nhiều nhà bị ngập hoàn toàn dưới lũ, một phụ nữ tên Lê Thị Út phải cùng mấy đứa con kiếm sống bằng nghề câu, chài, hái bông điên điền. Dù chỉ bán với giá 1,200 đồng/kg bông điên điền nhưng ai cũng hái bán để kiếm cái ăn, đắp đổi qua ngày.

Bạn,
Câu chuyện thứ hai nói về xã Hòa Bình huyện Tam Nông, một xã sâu của tỉnh Đồng Tháp, cách biên giới Việt-Căm Bốt chừng 20 km. Với vị thế này, mùa lũ nào cũng vậy, người dân xã Hòa Bình phải cầm cự với sóng nước cũng nhiều hơn so với một số nơi khác. Toàn xã có 855 hộ thì trong đó hộ nghèo đã chiếm hơn một nửa. Một viên chức xã cho biết: “Mùa lũ năm nay, số hộ trong xã cần phải cứu trợ lên đến 458 hộ. Trong đó, số hộ cần hỗ trợ khẩn cấp là 127 hộ, vì các hộ này đã lâm vào cảnh thiếu đói.” Số hộ thiếu ăn sẽ tăng thêm theo thời gian kéo dài của lũ. Năm nay số hộ thiếu ăn của xã Hòa Bình nhiều hơn năm trước là do mức lũ quá cao, phá vỡ nhiều khu đê bao, gây thiệt hại đáng kể.

Số hộ dân xã Hòa Bình đang sống trong sự nguy hiểm cần di dời gấp là 206 hộ, tuy vậy mới chỉ có 123 hộ di chuyển được về nơi an toàn. Số hộ còn lại không còn khả năng di dời, xã không có nguồn kinh phí nào để hỗ trợ những hộ mà mái nhà đã chấm nước để đến nơi an toàn. Chi phí để di dời một hộ ra khỏi vùng nguy hiểm ít nhất phải gần 200 ngàn đồng. Gia đình một lão ông tên là Nguyễn Văn Lến chỉ có hai vợ chồng già trên 70 tuổi nhưng phải chống chọi với mức nước lũ ngày một nâng cao. Những người dân ở đây cho biết khi được dời về cụm dân cư, thần kinh ông cụ mới được hồi phục bình thường. Tuy vậy, đây chưa phải là trường hợp khó khăn của xã. Cả xã Hòa Bình hiện cần đến 200 xuồng để những gia đình quá khó khăn sử dụng đánh bắt cá, đổi lấy gạo và thực phẩm để chống đói, để tiếp tục chống chọi với dòng nước lũ mênh mông...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.