Hôm nay,  

"rút Ruột" Công Trình

4/23/200200:00:00(View: 4846)
Bạn,

Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, chung cư, đa số doanh nghiệp đều nói nếu không chạy chọt hoặc "đi đêm" thì khó tìm được công trình lớn để làm. Và khi trúng thầu, các hãng phải tìm cách cắt xén chi phí xây dựng bằng nhiều hình thức, trong đó có cả chuyện mua thiết bị, vật liệu rẻ tiền, không đúng theo thiết kế. Chính điều này đã tạo ra tình trạng công trình vừa hoàn thành, chưa kịp sử dụng thì đã hư hỏng. Trình bày về tệ nạn này, báo KTSG đã ghi nhận một số trường hợp như sau.

Theo nhiều chuyên viên, tỉ lệ thất thoát trong các công trình đầu tư hiện lên đến 30-40%. Ông T,, cán bộ quản lý dự án của bộ Giao thông vận tải, vẽ lên tờ giấy trắng một hình chữ nhật mảnh và dài, tượng trưng cho con đường sắp được xây dựng. Đây là công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và một doanh nghiệp nhà nước trúng thầu thi công. Nhưng công ty này không làm trực tiếp, mà bán hợp đồng thi công cho một doanh nghiệp khác để lấy tiền chênh lệch. Ông lấy bút tô tiếp một mảng đen lên hình chữ nhật, rồi nói: chỉ bán hợp đồng cho người khác làm là họ đã bỏ túi 15% giá trị công trình mà không đổ một giọt mồ hôi trên công trường". Nhưng đó mới là cái giá phổ biến, có những doanh nghiệp phải mua lại công trình để làm với giá thấp hơn đến 20-30% so với giá của các công ty được nhận thầu trực tiếp.

Công trình xây dựng khi đã đưa ra đấu thầu, giá thi công thường bị kéo xuống khá thấp. Anh N, đội trưởng đội thi công của một công ty cầu đường thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, nói: "Với tình hình giá bỏ thầu như hiện nay, không ai có thể lời đến 10%. Nhưng vì sao có những doanh nghiệp dám chấp nhận mua lại công trình với giá thấp hơn đến 15-30% hoặc bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến một nửa" N giải thích: Họ không ngu đâu, nếu không lãi thì ai thèm làm. Các công ty có hàng trăm cách luồn lách để giảm chi phí xây dựng. Trở lại với câu chuyện của ông T, viên chức này cho biết: "Chẳng có công trình giao thông nào được làm đúng thiết kế. Họ không ăn gian nhiều thì cũng ăn gian ít." Công trình giao thông, chỗ dễ bị thất thoát nhất là phần bị che khuất ở bên dưới mặt đường, gồm các tầng đất, đá làm nền móng. Lớp đá nền đường được thiết kế có độ dày 45 phân, nếu đào lên đo được 35 phân là đã tốt lắm rồi, ông nói. Cũng theo kinh nghiệm hơn 6 năm làm quản lý dự án của ông T., thảm bê tông nhựa nếu làm đúng thiết kế phải dày 12 phân, nhưng thực tế nhiều công trình chỉ đạt 10-11 phân là cùng. Dù sao bớt xén vật liệu vẫn là giải pháp nguy hiểm, còn biện pháp ăn gian bằng cách thay đổi chủng loại vật liệu khó phát hiện hơn. Chẳng hạn như thay vì phải dùng đất pha nhiều đá để làm nền móng cho đường, thì nhà thầu lại sử dụng đất không pha hay chỉ pha ít đá cho rẻ tiền. Hoặc thay cừ 1 bằng loại cừ 2; mua xi măng TQ nhưng lại khai là xi măng Thái Lan hay Nam Dương. Thậm chí có những công trình nhà thầu tận dụng vật liệu, thép rẻ tiền được thu hồi từ các công trình khác nhưng lại khai là hàng mới với giá cao.

Bạn,

Báo KTSG dẫn lời viên giám đốc một công ty xây dựng tư nhân ở SG nói rằng hầu hết các doanh nghiệp không muốn làm ăn gian dối, nhưng tình thế hiện nay buộc họ phải làm vậy. Chạy chọt, luồn lách để có công trình làm thì phải tốn kém và doanh nghiệp buộc phải đưa "tiêu cực phí" đó vào công trình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nếu như học thêm từng bị ''kêu cứu'' nhiều lần thì học hè lại là nhu cầu có thực của khá nhiều phụ huynh bậc tiểu học ở TPSG. Lý do xem ra khá đơn giản: Cha mẹ muốn có một chỗ giữ con tin cậy để yên tâm đi làm. Và chính lý do này đã quyết định mục tiêu cho con đến lớp dịp hè của phụ huynh: Vui chơi là chính, phần học có chăng chỉ là ôn luyện kiến thức một cách nhẹ nhàng
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là câu chuyện của cậu bé Nguyễn Hoàng Vân, học lớp 4/4 Trường Tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng. Cậu bé này vừa đoạt giải nhất khối tiểu học trong cuộc thi Tin học trẻ thành phố Đà Nẵng với nhu liệu "Kể chuyện cổ tích". Báo Thanh Niên kể như sau.
Bạn, Giải vô địch túc cầu Châu Âu (Euro) 2004 vừa khai diễn tại Bồ Đào Nha vào tối thứ Bảy vừa qua. Tại Việt Nam, sinh viên hầu hết đều "tín đồ túc cầu". Trong những ngày qua, mặc dù đang ở vào thời kỳ nước rút của kỳ thi cuối năm, cuối khoá, nhưng tại các ký túc xá, các quán cà phê, khu nhà trọ, nhiều sinh viên đã thức đêm để theo dõi trận cầu
Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng CSVN tại các địa phương đã phát giác nhiều viên chức, cán bộ xài bằng giả để hợp thức hóa chức danh, thăng tiến lên chức vụ cao hơn. Trong vô vàn loại bằng giả được công luận nêu tên, báo Thanh Niên ghi ra 3 loại như sau.
Tại Việt Nam, hai tiếng "tiền nhựa" là cách gọi khác của thẻ tín dụng mà những người có tài khoản ở các Ngân hàng sử dụng. Thời gian gần đây phương thức tín dụng mới (thẻ rút tiền tự động ATM) đã thu hút đông đảo khách hàng tham gia. "Tiền nhựa" đã gõ cửa các giảng đường đại học, tạo nên cơn "sốt" xài tín dụng trong giới sinh viên. Báo Giáo Dục Thời Đại viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, tại Sài Gòn, có 1 giáo sư đại học đang là chủ nhân của bộ sưu tập hơn 180 sắc phong từ thời Gia Long, Tự Đức, Thành Thái, đặc biệt có 2 sắc phong của thời vua Quang Trung. Đó là tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng (Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hồng Bàng), với bộ sưu tậo này
Vào thượng tuần tháng 7/2004, các trường đại học trên toàn VN sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh viên vào năm thứ nhất niên khóa 2004-2004. Theo báo quốc nội, những tuần vừa qua, tại nhiều thành phố, hàng chục ngàn thí sinh từ các tỉnh về ôn thi cấp tốc, trong số đó có không ít thí sinh chỉ có mục đích ăn chơi . Còn việc đỗ hay không là chuyện nhỏ.
Theo dự báo của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm ở TP SG, nhu cầu tìm người giúp việc nhà sắp tới sẽ còn tiếp tục tăng cao và yêu cầu mức lương có thể cũng cao hơn hiện nay. Báo quốc nội phân tích rằng thông thường, người làm nghề giúp việc nhà là lao động nữ ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Tây, họ tự tìm đến các trung tâm .
Trên địa bàn tỉnh An Giang, tại Cù lao Ông Chưởng,huyện Chợ Mới, có gần 30 nhóm chuyên nghề "đội, kê kích, di dời nhà cửa" và các công trình kiến trúc. Gần 10 năm qua, họ đã di dời cả ngàn căn nhà khắp miền Tây. Cư dân địa phương gọi cù lao này là cù lao của những thần đèn. Báo Người Lao Động viết như sau.
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.