Hôm nay,  

"rút Ruột" Công Trình

4/23/200200:00:00(View: 4869)
Bạn,

Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, chung cư, đa số doanh nghiệp đều nói nếu không chạy chọt hoặc "đi đêm" thì khó tìm được công trình lớn để làm. Và khi trúng thầu, các hãng phải tìm cách cắt xén chi phí xây dựng bằng nhiều hình thức, trong đó có cả chuyện mua thiết bị, vật liệu rẻ tiền, không đúng theo thiết kế. Chính điều này đã tạo ra tình trạng công trình vừa hoàn thành, chưa kịp sử dụng thì đã hư hỏng. Trình bày về tệ nạn này, báo KTSG đã ghi nhận một số trường hợp như sau.

Theo nhiều chuyên viên, tỉ lệ thất thoát trong các công trình đầu tư hiện lên đến 30-40%. Ông T,, cán bộ quản lý dự án của bộ Giao thông vận tải, vẽ lên tờ giấy trắng một hình chữ nhật mảnh và dài, tượng trưng cho con đường sắp được xây dựng. Đây là công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và một doanh nghiệp nhà nước trúng thầu thi công. Nhưng công ty này không làm trực tiếp, mà bán hợp đồng thi công cho một doanh nghiệp khác để lấy tiền chênh lệch. Ông lấy bút tô tiếp một mảng đen lên hình chữ nhật, rồi nói: chỉ bán hợp đồng cho người khác làm là họ đã bỏ túi 15% giá trị công trình mà không đổ một giọt mồ hôi trên công trường". Nhưng đó mới là cái giá phổ biến, có những doanh nghiệp phải mua lại công trình để làm với giá thấp hơn đến 20-30% so với giá của các công ty được nhận thầu trực tiếp.

Công trình xây dựng khi đã đưa ra đấu thầu, giá thi công thường bị kéo xuống khá thấp. Anh N, đội trưởng đội thi công của một công ty cầu đường thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, nói: "Với tình hình giá bỏ thầu như hiện nay, không ai có thể lời đến 10%. Nhưng vì sao có những doanh nghiệp dám chấp nhận mua lại công trình với giá thấp hơn đến 15-30% hoặc bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến một nửa" N giải thích: Họ không ngu đâu, nếu không lãi thì ai thèm làm. Các công ty có hàng trăm cách luồn lách để giảm chi phí xây dựng. Trở lại với câu chuyện của ông T, viên chức này cho biết: "Chẳng có công trình giao thông nào được làm đúng thiết kế. Họ không ăn gian nhiều thì cũng ăn gian ít." Công trình giao thông, chỗ dễ bị thất thoát nhất là phần bị che khuất ở bên dưới mặt đường, gồm các tầng đất, đá làm nền móng. Lớp đá nền đường được thiết kế có độ dày 45 phân, nếu đào lên đo được 35 phân là đã tốt lắm rồi, ông nói. Cũng theo kinh nghiệm hơn 6 năm làm quản lý dự án của ông T., thảm bê tông nhựa nếu làm đúng thiết kế phải dày 12 phân, nhưng thực tế nhiều công trình chỉ đạt 10-11 phân là cùng. Dù sao bớt xén vật liệu vẫn là giải pháp nguy hiểm, còn biện pháp ăn gian bằng cách thay đổi chủng loại vật liệu khó phát hiện hơn. Chẳng hạn như thay vì phải dùng đất pha nhiều đá để làm nền móng cho đường, thì nhà thầu lại sử dụng đất không pha hay chỉ pha ít đá cho rẻ tiền. Hoặc thay cừ 1 bằng loại cừ 2; mua xi măng TQ nhưng lại khai là xi măng Thái Lan hay Nam Dương. Thậm chí có những công trình nhà thầu tận dụng vật liệu, thép rẻ tiền được thu hồi từ các công trình khác nhưng lại khai là hàng mới với giá cao.

Bạn,

Báo KTSG dẫn lời viên giám đốc một công ty xây dựng tư nhân ở SG nói rằng hầu hết các doanh nghiệp không muốn làm ăn gian dối, nhưng tình thế hiện nay buộc họ phải làm vậy. Chạy chọt, luồn lách để có công trình làm thì phải tốn kém và doanh nghiệp buộc phải đưa "tiêu cực phí" đó vào công trình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, tiêu là cây đặc sản và thế mạnh giúp nhiều nông dân thoát nghèo. Nhưng, thời gian gần đây, nông dân Phú Quốc ùn ùn bán vườn tiêu. Các vườn tiêu Phú Quốc tiêu điều, và đặs sản tiêu của đảo này có nguy cơ sắp "tiêu". Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này như sau. Ở Phú Quốc những ngày này, chuyện sang bán vườn tiêu đã trở thành cơn sốt.
Theo báo quốc nội, hệ thống giao thông trên địa bàn củamột số quận của thành phố Sài Gòn đang trong tình trạng hư hại nặng. Trên nhiều đoạn đường thuộc các quận Tân Bình, Quận 7, Quận 12, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông do có quá nhiều "ổ gà, ổ trâu" và những vũng nước sâu. Mặt đường còn bị cày nát bởi các xe tải qua lại hàng ngày.
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị so với năm học trước, năm nay chi phí chuẩn bị cho một đứa con đi học tăng khoảng 20%, lại là những khoản chi rất "cơ bản" mà phụ huynh cũng không biết phải cắt giảm khoản nào. Nhiều gia đình phải chạy tiền học cho con ngay từ mùa hè. Báo SGTT ghi lại những trường hợp khốn khó của một số phụ huynh như sau.
Từ ngàn xưa, việc đi buôn bằng đường sông đã trở thành nét đặc trưng của người dân đất phương Nam "lắm kênh nhiều rạch". Thế nhưng trên những nẻo hành trình ngược xuôi đó, dân buôn chuyến luôn đối mặt với bao rủi ro và nạn hiếp đáp từ nhiều phía. Có rong ruổi, lênh đênh trên sông nước cùng họ, mới thấu hiểu những nhọc nhằn
Trên địa bàn tỉnh Thưà Thiên, có 1 vùng đất nằm dọc bờ biển và gần như tách biệt với đất liền. Bao năm rồi người dân nơi đây luôn đối mặt với với bão lũ, nước dâng , cát bay, cát lở... Tai hoạ này đi qua, hiểm nguy kia ập lại. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người dân ở đây vẫn bám lấy cát, bám lấy biển để sống trong cảnh khốn cùng. Báo Người Lao Động viết như sau.
Tại một số địa điểm của các khu rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, một loại hình "dịch vụ" đang thu hút đông du khách thuộc nam giới. Trong cái vắng lặng của rừng, du khách chứng kiến những "tiên nữ" 18-20 tuổi trong bộ đồ 2 mảnh đùa giỡn trên dòng suối. Đó là những cô gái đang chiêu dụ khách cùng tắm chung để mát trời ông địa. Phóng viên báo Lao Động kể như sau..
Chuyện xảy ra tại 1 xã ven biển nghèo nàn của tỉnh Thanh Hóa. Trong hoàn cảnh khốn khổ này, dân nghèo đối mặt với đói nghèo, và hơn một nửa số lao động trong xã đã phải tha hương mưu sinh. Báo Lao Động ghi nhận như sau.
Tại một số xã ngoại thành Sài Gòn, từ hơn hai năm nay, đã hình thành những phiên chợ cỏ mà thôi. Người bán và mua đều là nông dân. Cũng nhờ những ngôi chợ này, nhiều dân nghèo ở các tỉnh miền Tây và một số huyện ngoại thành Sài Gòn đã thoát nghèo. Báo SGGP viết về những phiên chợ cỏ và những dân nghèo kiếm sống nhờ nghề cắt cỏ như sau.
Theo báo Thanh Niên, chuyện học Anh văn, điện toán đã thành chuyện thường ngày ở VN, bây giờ muốn theo kịp thời đại thì phải biết thêm nhiều ngoại ngữ khác, đó là câu nói cửa miệng của nhiều thanh niên, thanh nữ hiện nay. Tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn đang được giới trẻ VN ưa chuộng, trong đó lợi thế có phần nghiêng về ngôn ngữ đến từ đất nước mặt trời mọc. Báo TN viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.