Hôm nay,  

"rút Ruột" Công Trình

4/23/200200:00:00(View: 4876)
Bạn,

Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, chung cư, đa số doanh nghiệp đều nói nếu không chạy chọt hoặc "đi đêm" thì khó tìm được công trình lớn để làm. Và khi trúng thầu, các hãng phải tìm cách cắt xén chi phí xây dựng bằng nhiều hình thức, trong đó có cả chuyện mua thiết bị, vật liệu rẻ tiền, không đúng theo thiết kế. Chính điều này đã tạo ra tình trạng công trình vừa hoàn thành, chưa kịp sử dụng thì đã hư hỏng. Trình bày về tệ nạn này, báo KTSG đã ghi nhận một số trường hợp như sau.

Theo nhiều chuyên viên, tỉ lệ thất thoát trong các công trình đầu tư hiện lên đến 30-40%. Ông T,, cán bộ quản lý dự án của bộ Giao thông vận tải, vẽ lên tờ giấy trắng một hình chữ nhật mảnh và dài, tượng trưng cho con đường sắp được xây dựng. Đây là công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và một doanh nghiệp nhà nước trúng thầu thi công. Nhưng công ty này không làm trực tiếp, mà bán hợp đồng thi công cho một doanh nghiệp khác để lấy tiền chênh lệch. Ông lấy bút tô tiếp một mảng đen lên hình chữ nhật, rồi nói: chỉ bán hợp đồng cho người khác làm là họ đã bỏ túi 15% giá trị công trình mà không đổ một giọt mồ hôi trên công trường". Nhưng đó mới là cái giá phổ biến, có những doanh nghiệp phải mua lại công trình để làm với giá thấp hơn đến 20-30% so với giá của các công ty được nhận thầu trực tiếp.

Công trình xây dựng khi đã đưa ra đấu thầu, giá thi công thường bị kéo xuống khá thấp. Anh N, đội trưởng đội thi công của một công ty cầu đường thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, nói: "Với tình hình giá bỏ thầu như hiện nay, không ai có thể lời đến 10%. Nhưng vì sao có những doanh nghiệp dám chấp nhận mua lại công trình với giá thấp hơn đến 15-30% hoặc bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến một nửa" N giải thích: Họ không ngu đâu, nếu không lãi thì ai thèm làm. Các công ty có hàng trăm cách luồn lách để giảm chi phí xây dựng. Trở lại với câu chuyện của ông T, viên chức này cho biết: "Chẳng có công trình giao thông nào được làm đúng thiết kế. Họ không ăn gian nhiều thì cũng ăn gian ít." Công trình giao thông, chỗ dễ bị thất thoát nhất là phần bị che khuất ở bên dưới mặt đường, gồm các tầng đất, đá làm nền móng. Lớp đá nền đường được thiết kế có độ dày 45 phân, nếu đào lên đo được 35 phân là đã tốt lắm rồi, ông nói. Cũng theo kinh nghiệm hơn 6 năm làm quản lý dự án của ông T., thảm bê tông nhựa nếu làm đúng thiết kế phải dày 12 phân, nhưng thực tế nhiều công trình chỉ đạt 10-11 phân là cùng. Dù sao bớt xén vật liệu vẫn là giải pháp nguy hiểm, còn biện pháp ăn gian bằng cách thay đổi chủng loại vật liệu khó phát hiện hơn. Chẳng hạn như thay vì phải dùng đất pha nhiều đá để làm nền móng cho đường, thì nhà thầu lại sử dụng đất không pha hay chỉ pha ít đá cho rẻ tiền. Hoặc thay cừ 1 bằng loại cừ 2; mua xi măng TQ nhưng lại khai là xi măng Thái Lan hay Nam Dương. Thậm chí có những công trình nhà thầu tận dụng vật liệu, thép rẻ tiền được thu hồi từ các công trình khác nhưng lại khai là hàng mới với giá cao.

Bạn,

Báo KTSG dẫn lời viên giám đốc một công ty xây dựng tư nhân ở SG nói rằng hầu hết các doanh nghiệp không muốn làm ăn gian dối, nhưng tình thế hiện nay buộc họ phải làm vậy. Chạy chọt, luồn lách để có công trình làm thì phải tốn kém và doanh nghiệp buộc phải đưa "tiêu cực phí" đó vào công trình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, trong khi TPSG đang tập trung giải tỏa nhà ổ chuột, nhà lụp xụp thì tại một số khu vực ở vùng ven lại mọc lên nhiều khu nhà "ổ chuột" kiểu mới xây dựng tạm bợ, diện tích chưa đến 10 mét vuông. Những quận như quận Bình Tân, Tân Phú, quận 12... là những nơi có nhiều khu nhà ổ chuột. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Hiện nay, tại VN, các trung tâm dạy tiếng Anh của các tổ chức giáo dục nước ngoài đang ngày càng lấn lướt các đại học trong nước. Học phí tại đây thường được tính bằng Mỹ kim với mức không rẻ, nhưng vẫn thu hút rất đông học sinh. Học tiếng Anh "xịn" đang là trào lưu của giới trẻ. Tin Nhanh VN ghi nhận hiện trạng này tại Hà Nội như sau.
Tại U Minh tỉnh Cà Mau,có nhiều thợ quanh năm chui rúc trong những cánh rừng tràm như dân du mục để đem sức lực, mồ hôi đổi lấy chén cơm manh áo. Họ là dân nghèo từ các tỉnh miền Tây hội tụ về các lâm ngư trường U Minh đốn tràm thuê kiếm sống. Phóng viên báo Người Lao Động viết về cuộc sống khốn khổ của những người thợ này như sau.
Theo báo Thanh Niên, tại VN, sừng tê giác được rao bán trên thị trường chỉ là giả hoặc là mánh bịp bợm của những kẻ lừa đảo. Còn hàng thật đang được mua bán một cách bí mật, thì là hàng nhập lậu, từ các nguồn khắp trên thế giới. Một ký sừng dao động 17,000-20,000 Mỹ kim. Báo TN viết như sau. Một ký sừng tê giác tại thị trường Việt Nam dao động từ 17 ngàn đến 20 ngàn đôla.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tình hình buôn lậu tại các tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam ngày càng gia tăng, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, một địa phương có nhiều "cứ điểm" của dân buôn lậu. Tại nhiều khu vực của tỉnh này, hàng lậu vận chuyển qua biên giới, theo những đường mòn vào các nhà dân gần đó ém chờ tin của hoa tiêu - còn được gọi là "chim lợn".
Tại VN, theo quy chế tuyển sinh viên vào các trường Đại học, trong kỳ thi nhập học, ngoài trường chính (nguyện vọng 1), mỗi thí sinh dự thi được quyền ghi thêm 1 nguyện vọng (nguyện vọng 2) theo học 1 trường đại học nếu số điểm thi không đạt điểm chuẩn của trường chính, nhưng hội đủ số điểm của trường thuộc nguyện vọng 2.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, dịch cúm gia cầm tái phát đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Sài Gòn, Hà Nội hoang mang. Đại diện các công ty cho biết, hằng năm, trong mùa bánh Trung Thu, đều tung ra một khối lượng lớn bánh có nhân làm từ thịt, trứng gà, nhưng năm nay sẽ phải cân nhắc lại việc này vì nguy cơ dịch cúm sẽ là mối họa cho các cơ sở kinh doanh.
Theo báo quốc nội, nhiều khu nhà tại Hà Nội đang có hiện tượng lún và nghiêng. Báo Lao Đông nêu ra trường hợp1 khu nhà 5 tầng gồm với 40 gia đình, được xây dựng từ năm 1988, đưa vào sử dụng năm 1990.. Ngay từ khi đưa vào sử dụng, nhà đã có hiện tượng lún và nghiêng về phía bắc nhưng đã được các cơ quan chức năng xác định là vẫn bảo đảm an toàn, độ nghiêng trong giới hạn cho phép.
Theo báo SGGP, những ngày qua, tòa soạn báo này nhận được một số thư của cư dân xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, TPSG, than van về tình trạng ngập úng nước triền miên gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất của người dân và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.Từ ø một vùng đất gò, nơi đã tạo nên cau, trầu Bà Điểm nổi tiếng là ngon nhất cả VN, nay lại rơi vào cảnh ngập úng trầm trọng.
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, số bệnh nhân luôn quá tải khiến các cơ sở khám chữa bệnh công lập làm không hết việc, trong khi vẫn phải thường xuyên bù lỗ vì mức thu vào quá ít. Cũng do quy chế bệnh viện phí bất hợp lý, người nghèo không được hưởng dịch vụ y tế. Nhiều bệnh nhân nghèo phải lâm vào tình cảnh khốn khổ khi vào điều trị tại các bệnh viện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.