Hôm nay,  

Xóm Bán Báo Dạo

29/06/200100:00:00(Xem: 4559)
Bạn,
Những người được nhắc đến trong thư này thuộc nhiều lứa tuổi, từ nhiều miền quê vào Sài Gòn kiếm sống bằng công việc bán báo dạo. Họ đi theo từng làng, ở theo từng khu nhà trọ mà họ gọi là xóm. Mỗi ngày, từ ba giờ sáng họ đã lục tục lên đường nhưng đến tối mịt mới về. Trong một phóng sự viết về các xóm bán báo dạo, báo Thanh Niên đã ghi lại bước đường mưu sinh lam lũ của họ như sau.

Cư dân ở phường 17, quận Bình Thạnh, chẳng ai là không biết cái xóm bán báo ở đường Phan Văn Hân. Họ kể cho nhau nghe những câu chuyện cảm động của người dân xa xứ đến tá túc nơi phường mình. Một vị cao niên trong phường kể: “Con nhỏ Hương trông vậy mà ngoan vô kể, ngày bán báo, tối đi làm thêm mà còn tranh thủ học được nghề may. Thằng Diễn cũng thế, có ai đi bán báo mà học được đại học. Rồi gia đình còn Liên nữa. Bọn đó chịu khó và tội nghiệp lắm.” Chị Lệ Chi, quê Quảng Ngãi, chủ mối bán báo tại đây cho biết: “Mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ sống tình cảm lắm, cả khu phố ai cũng quý.” Người được nhắc đến nhiều nhất là cô Lài. Cô đã ở xóm bán báo 8 năm thì cả 8 năm bươn chải kiếm sống, nuôi hai đứa con học đại học, và con gái lớn của cô bây giờ đã là kỹ sư. Cô tâm sự: Tụi nó bảo tui nghỉ, nhưng mà không đành. Bán báo cũng vui, và lại cái chân nó đi quen rồi, bây giờ ngồi ở nhà khó lắm.

Báo TN cho biết xóm bán báo nói trên có đến 70 người, nhưng con số đó luôn được xê dịch bởi khi đã qua cơn khó khăn rồi thì có người lại về quê sinh sống hoặc lại chuyển qua làm nghề mà họ đã chịu khó học thêm trong lúc rảnh rỗi. Có người tích lũy được ít tiền thì đến tận Lâm Đồng, Darlak sinh cơ lập nghiệp. Xóm bán báo của người Quảng Xương, Thanh Hóa ở các đường Kỳ Đồng, CMT8 quận 3 cũng xôm tụ không kém với cả trăm người. Phóng viên tới nhà chị Hà, chủ mối báo cung cấp cho cả xóm lúc 3 giờ sáng ngày 19-6 đã chứng kiến cảnh nhộn nhịp chưa từng thấy vào giờ này ở các khu nội thành. Chị M.T cho biết: Sáng nay phải đi sớm vì báo có nhiều bài đến vùng ngoại thành nên phải ra đó mới bán được. Trông chị dẫn hai con nhỏ đang tuổi đi học nhưng không được đến trường ra đi vào lúc tờ mờ sáng mà chạnh lòng: người mẹ đi trước, hai con theo sau, mỗi người trên tay ôm chồng báo nặng tha thẩn khắp phố phường. Không biết ngày hôm nay số báo chị lấy có may mắn bán hết hay không. Chị Thu Hà kể: vì lo cho con nên chị T rất chịu khó, ngày đi cả tram cây số để bán báo bất chấp nắng mưa. Gặp phóng viên báo TN, chị T nói: Vào đầu năm học này sẽ mang các cháu về quê cho chúng đi học lại. Mỗi lần đi qua trường học là tôi thương con tôi lắm. Nói đến đó, bỗng dưng chị quay mặt đi, nhưng không dấu nổi dòng nước mắt đang chực chảy trên gương mặt cương nghị của người đàn bà lam lũ.

Bạn,
Chuyện cậu bé tên Tâm của xóm báo Quảng Xương cũng được nhiều người kể lại. Đó là năm 1999, khi cơn hồng thủy đang hoành hành ở miền Trung. Tại Sài Gòn, mặc cho mưa dầm dề từ sáng sớm, Tâm mang báo đến từng nhà. Nhiều gia đình gốc miền Trung đang ngóng chờ tin tức từ quê nhà đã cho em tiền nhưng em nhất quyết không nhận. Sáng đó, Tâm bán được 200 tờ. Nhưng chiều về dến nhà trọ, xem tivi thấy cảnh các em học sinh vùng lũ đang phải chờ cứu đói, vậy là Tâm mang toàn bộ số tiền lời trong ngày hôm đó đến 1 tổ chức từ thiện đóng góp ủng hộ các bạn nhỏ vùng lũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.