Hôm nay,  

“ngân Hàng” Sinh Viên

28/08/200000:00:00(Xem: 4895)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, phần lớn các sinh viên từ tỉnh về thành phố lớn để học đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, luôn luôn sống trong tình trạng thiếu thốn. Nguồn tài trợ của họ là tiền gia đình gửi lên hàng tháng, thế nhưng vừa nhận được tiền thì phải lo trả nợ, tiền nhà trọ, tiền cơm, đó là chưa nói đến khoản học phí hàng triệu đồng phải đóng từ đầu học kỳ. Trong hoàn cảnh đó, họ trở thành khách hàng thường xuyên của các tiệm cầm đồ, nơi mà các sinh viên nghèo gọi đó là “ngân hàng tín dụng”. Có những sinh viên cầm cả xe đạp, đồng hồ đeo tay, những phương tiện tối cần thiết trong thời gian ngồi nghề giảng đường, khoác áo sinh viên. Chuyện sinh viên cầm đồ được phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi lại qua đoạn ký sự dưới đây.

Điều đáng ngạc nhiên hơn, đối tượng thường xuyên ra vào hiệu cầm đồ thì một bộ phận không nhỏ là học sinh, sinh viên... lứa tuổi lắm ước mơ, nhiều hoài bão và đặc biệt luôn luôn trong tình trạng thiếu tiền trầm trọng. Nhiều sinh viên là những người chung thuỷ với cách mượn tiền kiểu này nhất với muôn vàn lý do: gia đình gửi tiền lên muộn, chơi bời vay nợ bạn bè. Dịch vụ cầm đồ đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết đó.

Trước kia chúng tôi có dịp trực tiếp chứng kiến một anh bạn kết thân tri kỷ với hiệu cầm đồ. Vốn mang trong mình một chút máu sĩ hão, không chịu thua kém các đồng đội. Không một nguồn tài trợ nào có thể đáp ứng được các phụ phí liên tục phát sinh. Thế là đồng hồ, dây chuyền, điện thoại di động lần lượt đội nón ra đi. Đặt rồi, đặt mãi thành quen. Cuối cùng chiếc xe mini Tàu, phương tiện đi học, thứ tài sản có giá trị cuối cùng cũng theo đàn anh đi ở... hiệu. Ai hỏi anh ngượng ngùng cười đáp: Mình cho con ngựa sắt đi ăn cỏ rồi.

Biết bao sinh viên trong đời ít nhất cũng đã từng có lần ghé thăm các hiệu đồng nát giá cao đó, cũng vì hoàn cảnh bắt buộc. Đó là câu nói cửa miệng khi họ bao biện về hành động của mình. Nhưng cũng không ít người coi đó là chỗ dựa duy nhất khi thiếu tiền mặt, đa phần đối tượng này thuộc tầng lớp con nhà giàu. Trường hợp sinh viên Lê Văn H trường ĐH Quản lý Kinh doanh là một đại diện điển hình của kiểu sống tình nguyện mở “tài khoản” riêng tại cửa hàng cầm đồ. Cha mẹ buôn bán phụ tùng xe máy khá phát đạt nên H có cuộc sống đầy đủ, sung túc. Được sắm cái xe máy đi học, đem so sánh với các bạn cùng lứa thì đúng là ước mơ của nhiều người. H nhanh chóng sa vào lối ăn chơi “tàn bạo” của một số nhóm học sinh trong trường có hoàn cảnh tương tự như mình.

Bạn,
Cũng theo lời kể của phóng viên Tuổi Trẻ, trong những lúc túng thiếu, cậu sinh viên tên H nói trên buộc phải làm quen với một người bạn bất đắc dĩ đó là hiệu cầm đồ. Sợi dây chuyền ba chỉ, chiếc nhẫn mặt đá mẹ mới mua được chuyển sang tiền mặt chi trả cho những cuộc ăn chơi. “Ngựa quen đường cũ” cứ thế những thứ đồ dùng của H. hết chui ra lại bò vào cổng hiệu cầm đồ. Người bị bắt buộc cấp tiền đi chuộc lại đồ không ai khác ngoài bố mẹ H. khoản tiền nọ đắp vào chỗ thiếu hụt kia. Con gửi vào, bố lấy ra sự việc cứ kéo dài như vậy cho đến khi H. cầm luôn chiếc xe máy hơn ba chục triệu cùng giấy tờ xe để lấy tiền bỏ nhà đi “bụi” cùng bè bạn...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.