Hôm nay,  

Dịch Vụ Nhu Liệu Kêu Cứu

27/09/200000:00:00(Xem: 4837)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, công nghệ thông tin điện toán tại Việt Nam còn non yếu so với các nước khu vực Đông Nam Á, nguyên nhân chính là các công ty của ngành này đã gặp nhiều khó khăn về tài chánh và điều kiện hoạt động, riêng với dịch vụ sản xuất và cung cấp nhu liệu điện toán (báo trong nước gọi là phần mềm) thì gần như bị khựng lại. Thực trạng này đã được báo Kinh Tế Sài Gòn ghi lại qua bài viết dưới đây.

Công nghệ thông tin không chỉ là sự chọn lựa riêng của thành phố Sài Gòn, từ năm 1966, Việt Nam xác định đây là ngành mũi nhọn. Thế nhưng đã bốn năm qua, ý tưởng phát triển công nghệ thông tin trong ngành mũi nhọn vẫn chưa được cụ thể thành chính sách. Một chuyên viên sở Khoa học-Công nghệ-Môi trường Sài Gòn có dịp đi ở Ấn Độ, Thái Lan và Mã Lai, đã cho biết là những quốc gia đó, nhà nước không chỉ đóng vai trò khởi xướng phát triển ngành công nghiệp phần mềm, sẵn sàng bù lỗ ban đầu mà còn thực hiện các biện pháp khuyến khích. Ví dụ như miễn thuế từ 8 đến 15 năm, tăng ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài; siết chặt việc bảo vệ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ; phát triển mạnh dịch vụ viễn thông là cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin, bớt kiểm duyệt internet để đẩy nhanh tốc độ đường truyền và có chiến lược đào tạo nhân lực rõ ràng thì sao. Còn ở VN thì sao"

Tiến sĩ Trần Thành Trai, viện trưởng Phân viện Công nghệ thông tin tại Sài Gòn nói: Suốt thời gian dài bộ Tài chánh xem dịch vụ phần mềm như dịch vụ giữ xe và bị xếp vào nhóm những ngành phải chịu thuế suất cao, mãi đến tháng 6-1999 mới thay đổi chút ít. Còn máy tính, công cụ sản xuất của công cụ phần mềm, lại bị đánh thuế nhập khẩu như phương tiện sinh hoạt gia đình. Ông Trai cho rằng nhà nước cần phải bỏ việc kiểm tra văn hóa phẩm đối với các sản phẩm phần mềm và các tài liệu khoa học vốn đang gây nhiều trở ngại cho việc xuất nhập khẩu phần mềm. Đối với công nghiệp phần mềm, dịch vụ viễn thông và internet được xem là cơ sở hạ tầng, nhưng nhà nước lại định giá dịch vụ rất cao và có những hạn chế đối với dịch vụ internet. Điều này đang mâu thuẫn với chủ trương phát triển ngành công nghiệp quan trọng này.

Các công ty dịch vụ internet hiện phải trả 36 triệu đồng một tháng để thuê bao một đường truyền 64 kb/s, gấp bốn lần giá thuê ở các nước Âu Mỹ. Đó là chưa kể cước điện thoại quốc tế cao gấp 2-3 lần so với nhiều nước trên thế giới và một số dịch vụ cộng thêm của mạng internet còn đang bị cấm sử dụng. Ông Trần Thành Trai nói: Chi phí dịch vụ cơ sở hạ tầng cao như thế làm sao Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phần mềm. Đào tạo cũng là vấn đề lớn. Ông Trai khẳng định: Muốn phát triển công nghệ phần mềm, dứt khoát phải có cải tổ lớn về chương trình giáo dục và đào tạo, từ cấp phổ thông đến đại học. Cứ như hiện nay, thì chỉ có hy vọng, đặt ra cho an tâm mà thôi. Một số người lạc quan cho rằng Việt Nam có khả năng xuất khẩu phần mềm, và theo quy hoạch của bộ Khoa học-Công nghệ-Môi trường, đến năm 2005 kim ngạch xuất cảng của ngành này sẽ phải đạt 500 triệu đô.

Bạn,
Cũng theo báo Kinh Tế Sài Gòn, những chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin lại không tin tưởng lắm về khả năng xuất cảng nhu liệu với giá trị thương vụ 500 triệu đô sau năm năm nữa. Một nhà khoa học cho rằng, sản phẩm nhu liệu ở các quốc gia đã phát triển thành ngành công nghiệp, sản xuất theo giây chuyền và tự động hóa cao, còn ở Việt Nam mới chỉ là sản xuất thủ công. Vì lẽ đó, giá thành sản phẩm của Việt Nam cao, và thời gian gia công lâu, rất khó cạnh tranh, vậy cái chỉ tiêu 500 triệu đô chỉ có trên giấy tờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.