Hôm nay,  

Ngôi Làng Cổ Bị Xóa Tên

17/03/200300:00:00(Xem: 5110)
Bạn,
Theo báo Tiền Phong, tại quận Cầu Giấy thuộc thành phố Hà Nội có làng Hòa Mục thành hình từ thế kỷ thứ 7, đến nay làng này đã trải qua hơn 1 ngàn 300 năm tuổi thọ. Đây là ngôi làng có nhiều chứng tích lịch sử , thế nhưng giờ đâu làng này có nguy cơ bị xóa sổ vì chương trình "quy hoạch" của chính quyền CSVN Hà Nội. Nuối tiếc ngôi làng cổ, dân làng đã viết thư kêu cứu gửi đến các báo. Phóng viên báo Tiền Phong đã về làng này và ghi nhận như sau.
Cuối tháng giêng âm lịch, chúng tôi ( phóng viên báo Tiền Phong) đến làng Hòa Mục (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy). Theo đơn kêu cứu của dân ở đây, làng của họ sắp sửa được "bứng" lên chung cư cao tầng. Tiếp phóng viên trong ngôi đình già 300 tuổi là các bậc cao niên của làng. Nhìn ai nấy vẻ mặt trầm tư, pha lẫn sự buồn bực, căng thẳng, chúng tôi xin được vào chuyện bằng yêu cầu xem các tư liệu cổ về lai lịch của ngôi làng. Rất kính cẩn, một cụ già tuổi ngoại 80, bước lên bệ thờ lấy xuống hộp đựng sắc phong đã hoen màu thời gian. Họ cẩn thận mở hộp và lấy ra từng bản sắc phong còn nguyên vẹn. Các bậc cao niên ở đây cho biết, trong làng hễ có việc gì trọng đại mới được mở sắc phong ra để ôn lại truyền thống, nhắc nhở con cháu. Nhưng trong hoàn cảnh này, không phải làng đang có chuyện trọng đại mà đang gặp chuyện chẳng hay, họ đành phá luật. Qua 17 bản sắc phong cổ được phong tặng qua các đời còn nguyên vẹn, chưa hề là sứt góc, hay mờ chữ, chúng tôi được biết làng Hòa Mục có từ thế kỷ thứ 7. Trong sử sách còn lưu truyền, làng đã có công giúp vua Lê Thái Tổ đánh thắng giặc Minh, sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đã cho làng dựng đền.

Có một điều lý thú là hễ ai bước chân vào làng và du ngoạn một vòng đều có thể nhận ra, đấy là, mặc dù trước sự tác động của làn sóng đô thị hoá, hơn nữa làng lại nằm giữa Hà Nộiâ, nhưng ngôi làng vẫn được giữ nguyên với dáng vẻ cổ kính của mình. Nhìn từ phía tả ngạn sông Tô Lịch, làng được bao bọc bởi những rặng tre dày, già cỗi và cả những cây muỗm hàng trăm năm. Đi sâu vào bên trong, thấp thoáng là một số di tích nằm ẩn hiện. Chạy chung quanh làng là con đường lát gạch Bát Tràng, thỉnh thoảng còn gặp những cây cau cao vút, sừng sững nằm chen giữa vườn cây hoa quả. Không chỉ làng còn giữ được các thiết chế văn hoá cổ xưa như các di tích: đình, đền, chùa (hiện trong làng có 3 di tích đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia) mà còn có hàng chục ngôi nhà cổ hàng trăm năm. Thật may mắn, các ngôi nhà cổ có kiểu kiến trúc từ thế kỷ 18 - 19 được con cháu hôm nay giữ gìn cẩn thận, chỉ có sửa sang và nâng cấp chứ không đập bỏ xây mới. Tất cả dấu hiệu đó là những đặc trưng của một ngôi làng cổ hiện còn tồn tại ở Hà Nội. Ngoài những thiết chế văn hoá, lễ hội trông thấy, là bề dày văn hoá, phong tục tập quán truyền thống được nuôi dưỡng từ ngàn đời không dễ gì phai nhạt trước cuộc sống hôm nay.
Bạn,
Báo Tiền Phong viết tiếp: UB thành phố Hà Nội trước đây ra quyết định lấy đất của làng để mở con đường, nối từ đường Láng Hạ sang Thanh Xuân. Nhưng mới đây, thành phố lại thay đổi quy hoạch, không chỉ lấy đất mở đường mà còn lấy đất xây dựng chung cư. Đến đây, ai ai trong làng đều nghĩ đến đất hương hỏa của tổ tiên để lại, đặc biệt hơn, ngôi làng đã có tự bao đời nay phải nhường lại cho chung cư cao tầng. Điều này đồng nghĩa với phong tục của làng, truyền thống văn hóa của làng cũng bị bưng lên chung cư.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.