Hôm nay,  

Thi Lấy Bằng Lái Xe

03/12/199900:00:00(Xem: 6381)
Bạn,
Hiện nay, tại các trung tâm dạy nghề của các quận nội thành Sài Gòn để có mở lớp học lái xe. Có hai loại học viên theo học: loại 1 chỉ cần đóng tiền nhiều, không cần phải đến lớp thường xuyên, ngày thi đã có giáo viên lo từ phần thi lý thuyết đến thi thực hành, loại 2 là thành phần lao động học lái xe để tìm việc làm. Ngoài 2 thành phần trên, còn có một thành phần thuộc giới có chức sắc thì học hàm thụ và đến khi thi đã có đàn em lo. Hiện trạng này được một phóng viên Tuổi Trẻ ghi lại qua đoạn ký sự sau đây.

Sáng ngày thi, trường thi không còn đủ ghế cho các bác tài tương lai. Hơn 9 giờ đợt thi lý thuyết bắt đầu. Tất cả lặng lẽ lật cẩm nang luật lệ giao thông ra mà xem. Ai mà nhớ nổi bài học với 300 câu bắt buộc. Nhưng đó là chuyện nhỏ bởi tất cả đã nằm lòng một quy ước ngầm: người được gửi (từ lóng là con ruột) đều được xếp thi trước và đều được người trong ban giám khảo ân cần nhắc bài tận bàn, còn những con ghẻ được xếp thi sau và cứ việc làm theo mánh đã được giáo viên gà sẵn: câu nào có các từ nhất thiết, bắt buộc, tất cả thì mạnh dạn chọn (dạng thi trắc nghiệm); câu có mức phạt gợi ý ba hàng số thì cứ chọn con số ở giữa là chắc ăn, nếu số giữa lớn nhất thì chọn số 1, đối với câu nếu mức phạt có hai hàng số thì sinh chọn câu có mức phạt nhỏ là trúng. Tất cả thí sinh rời phòng thi lý thuyết với vẻ mặt rạng rỡ bởi vì ai nấy đều hiểu chắc như đinh đóng cột chẳng ai phải rớt phần lý thuyết cả.

Sau đó, ở sân với hai đường thi được phân định thì không khí thi cử mới thực sự chộn rộn. Bất ngờ một giọng nói đầy uy quyền vang bên tai tôi: Sao đã gửi thằng S rồi mà còn bắt tao vô thi" Người trả lời có vẻ cấp dưới: Đã tới đây thì anh cứ lên xe, biết lái nhích tới, nhích lui là cầm chắc phần đậu, có người kèm mà lo gì. Quả thật hai thầy trò, một người tên Đ (phó giám đốc công ty X) và một người tên Ph (phụ trách một đơn vị thuộc công ty X) nói không ngoa. Cả hai được thi đầu tiên. Chị T nói với tôi: Họ là con ruột, tên họ đứng đầu trong danh sách chỉ định đậu đấy. Khi hai thí sinh lên cầm lái có hai giáo viên cầm lái đi theo xe nhắc de phải, de trái, lúc tới các chướng ngại vật thầy giáo còn ôm vô lăng giúp thí sinh lách tránh. Thế là đậu, hai thí sinh chức sắc đã hăm hở lên ký vào biên bản thi, an nhiên bỏ phần thi thứ ba là thi đường trường và ra về. Tuy lượng thí sinh khá đông nhưng hai sát hạch viên vẫn bền bỉ, kiên nhẫn chờ tất cả thi hết lượt. Có điều cả hai tỏ ra khá ăn ý với nhau và tỏ ra dễ chịu đối với những thí sinh thi trên hai chiếc xe màu xanh có thầy K và thầy P kèm sát chỉ dẫn tận tình. Còn chiếc Jeep trắng biển số 52-3554 thì theo sự nhạy cảm của một số “con ghẻ” đó là xe dành cho thí sinh tự lo.

Biết chắc lại bị đánh rớt, tôi chủ động tìm một cò tên H. Anh này sốt sắng gặp thầy T bỏ nhỏ ít câu và quay ra giá: 200 ngàn đồng, giá hữu nghị. Thi xong chung tiền liền tại văn phòng cạnh sân thi. Cò H còn dặn dò: Nhớ lên chiếc xe xanh, ngoài bìa. Thật lòng mà nói, chưa lần thi nào tôi được o bế kỹ như thế, thậm chí cán bộ sát hạch cũng chẳng cần giám sát đường thi của tôi và đương nhiên tôi qua các cửa dễ dàng. Anh Đ ngồi theo dõi trường thi cạnh tôi chốc chốc lại gật gù: Dễ quá, khỏi học cũng đậu. Liền đó, anh Th người tôi chưa hề gặp trong quá trình học, được đọc tên ra sân. Anh lên xe, khởi động, rời nhà xe bằng cú giật đầu xe-động tác này, theo nguyên tắc đủ để đánh rớt nhưng xem ra chẳng có chuyện gì.

Bạn,
Theo ghi nhận của phóng viên, thí sinh Th nói trên vẫn hồn nhiên cho xe tiến lên phía trước và húc đổ hai cây cọc nhưng lần lượt được một giám khảo nhẫn nại dựng lên. Với lỗi này, lẽ ra thí sinh phải bị đuổi xuống xe nhưng vị giám khảo vẫn bỏ qua và bám theo chỉ bảo và cuối cùng thí sinh cũng được cấp bằng lái xe.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.