Hôm nay,  

Nữ Tuyển Thủ Túc Cầu

30/06/200100:00:00(Xem: 5215)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, cách đây 4 năm, ngay trong lần đầu tiên trên đấu trường quốc tế, đội tuyển bóng tròn nữ VN đã “búng mũi đàn ông” bằng chiếc huy chương vàng giải quốc tế Mã Lai. Cũng trong năm đó, các cô gái VN đã hạ đội chủ nhà Nam Dương 2-0 để đoạt huy chương đồng SEA Games 19. Với thành công của bóng tròn nữ VN, nữ tiền vệ Đỗ Thị Mỹ Oanh luôn được nhắc đến như là trụ cột không thể thiếu. Cô là con gái út của cựu cầu thủ Đỗ Văn Khá, tiền vệ đội Quan Thuế Sài Gòn trước năm 1975. Bốn năm trôi qua, cô tiền vệ ngày ấy của đội tuyển VN đã về vườn và trải qua những ngày tháng cơ cực. Mới đây, cô kể cho phóng viên báo TT nghe các vui buồn, khốn khó của đời cầu thủ VN như sau.

Là phận gái, nhưng hình như tôi nhiễm cái gen bóng đá của ba tôi. Phải đến năm 1992, lúc tôi đã 25 tuổi rồi thì chú Tư Ngữ mới bắt đầu gầy dựng phong trào bóng đá nữ thành phố. Nghe tin tôi hăm hở đến ngay. Ngay từ lúc ấy, dù không cấm nhưng ba tôi đã cảnh báo: “Cái nghề này vinh quang đó nhưng cũng rất bạc bẽo.” Nhiều lần tôi nghe lỏm ông tâm sự với má tôi: “Đứa con gái út của mình sau này sẽ khổ vì cái chuyện bóng đá này.” Lúc ấy đối với tôi chỉ có quả bóng là trên hết. Ngày nào chân tôi không chạm quả bóng là ăn ngủ không yên. Chưa kể nhờ đá bóng tôi được đi đây đi đó. Cái ngày trở về sau giải Malaixia là kỷ niệm tôi không bao giờ quên khi tràn ngập những hoa, cờ xí đón rước rộn ràng.

Nhưng quãng đời tươi đẹp đó chẳng kéo dài. Sau lần thảm bại tại Asiad ‘98 trở về, đội tuyển bắt đầu nghĩ đến chuyện trẻ hóa. Những cầu thủ xấp xỉ hoặc tròn 30 tuổi như tôi đã phải nghĩ đến hai chữ “ra đi”. Rồi phong trào bóng đá nữ cũng chẳng giống như nam, nó bèo bọt lắm. Khu vui thì hợp, khi buồn thì tan. Tiền lương, tiền bồi dưỡng lúc có lúc không, khi đủ khi thiếu. Không ít người trong chúng tôi đã gặp khó khăn thực sự trong cuộc sống, và việc bung ra bươn chải trong mưu sinh là điều phải làm. Lúc ấy mới giật mình nghĩ lại và hoảng hốt với câu hỏi: “Mình có nghề nghiệp gì trong tay "” Không, không có gì cả, ngoài khả năng điều khiển quả bóng tròn và một tấm nhan sắc bị tàn phá vì nắng gió, vì những buổi tập đến kiệt sức. Và thế là mỗi người trong chúng tôi phải làm đủ nghề để kiếm sống... còn tôi bán thuốc lá. Nhưng chuyện cực khổ kiếm sống không khiến tôi quá khổ tâm, chủ yếu là tự trách mình không lo cho tương lai khi còn trẻ. Thế rồi có một thời gian ngắn hồi năm ngoái, buổi tối tôi đi làm việc đứng quầy một quán bar nổi tiếng ngay trung tâm quận 1. Tại đây, tôi đã chứng kiến cảnh ăn chơi của một số quan chức ngành thể thao. Trời ơi, khi bọn chúng tôi kêu gào vì lương thấp, tiền bồi dưỡng kém, ai cũng nói hay như sách là kêu gọi sự hy sinh vì đất nước còn nghèo phải chấp nhận khó khăn. Sau vài lần chứng kiến những cảnh trái tai gai mắt, tôi quyết định bỏ quầy bar, và các anh ở trung tâm TDTT quận 1 đã thương tình đưa về phụ trách căng tin ở sân Tao Đàn. Kinh nghiệm của những năm khoác áo đội tuyển VN của tôi cũng được sử dụng vào việc giúp đỡ các lớp đàn em.

Bạn,
Cô Mỹ Oanh cho biết mặc cho những khó khăn đã gặp khi đến với túc cầu, tình yêu bóng tròn trong cô vẫn còn. Tuy nhiên cô vẫn thường nhắc nhở các em rằng “mê thì đeo đuổi nhưng phải chuẩn bị cho mình một cái nghề để không hụt hẫng khi kết thúc đời cầu thủ.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.