Hôm nay,  

Những Mảnh Đời Ven Lộ

02/02/200100:00:00(Xem: 5289)

Bạn,
Cơn hồng thủy Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa Đông năm 2000 đã qua đi từ lâu, thế nhưng hậu quả của thiên tai này đã để lại cho người dân các tỉnh miền Tây thật nặng nề, dai dẳng. Tại Long An, nhiều gia đình đã trắng tay, phải rời bỏ làng mạc, ruộng đồng đến tạm cư ven các con lộ. Tết Tân Tỵ 2001 năm nay, những gia đình khốn khó này hầu như không có Tết, họ vẫn tiếp tục những tháng ngày tha phương. Mời bạn nghe câu chuyện về những mảnh đời ven lộ theo tường thuật của một phóng viên báo Phụ Nữ.
Trước mặt chúng tôi là dãy nhà lá rách nát, tạm bợ dọc theo con lộ nối Quốc lộ 1 A với các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ, tỉnh Long An. Nhà xịn nhất cũng chỉ vài tấm tranh, phên tre. Còn phần lớn thì hợp chủng: tranh, lá dừa ni lông, bao tải...Có nhà chỉ phất phơ vài mảnh bạt rách trông thật nao lòng. Chủ nhân của những căn nhà này là nạn nhân của trận lũ cuối năm 2000 vừa qua. Nhà cửa, vườn tược của người dân gần như bị xóa sổ, họ trắng tay, dắt díu nhau chạy trên lộ dựng chòi ở tạm. Lũ rút từ lâu, Tết đến nhưng những căn chòi vẫn còn đó. Vì sao " Ông Đỗ Văn Chói (xã Hựu Thạnh, Đức Hòa) thổ lộ: Lũ năm rồi lớn quá. Tưởng lũ xuống nhanh, không ngờ kéo dài hàng tháng trời. Tôi cũng muốn về lắm nhưng ở đó không còn gì, kể cả cái nền đất. Cái quan trọng lúc này là tìm cách đi kiếm cái ăn. Ráng qua năm về cũng được. Chị Bé Ba ở xã Lương Bình, Bến Lức thì dàu dàu: Nói vậy chứ trước sau gì cũng về thôi, chứ ai lại ở đây hoài. Bước vào căn chòi lá tạm bợ của chị Bé Ba, chúng tôi không thể hiểu nổi 5 con người (hai vợ chồng, ba đứa con) đã phải xoay xở ra sao trong gần 3 tháng qua. Gia tài của chị là con heo thịt nặng chừng 40 kg, vài con vịt. Một căn chòi lẻ loi trên con lộ thuộc huyện Bến Lức là nhà của anh Nguyễn Ngọc Phước. Trong một đêm, cơn lũ quái ác đã cướp đi mạng sống của người mẹ già và đứa con trai 5 tuổi của anh. Chưa hết trong thời gian di tản lên lộ, trong lúc hai vợ chồng đi chặt mía thuê thì thằng con trai 7 tuổi ở nhà nghịch lửa, căn chòi bốc cháy thiêu chết đứa con gái út mới tròn 1 tuổi. Trong một tháng anh phải chịu ba cái tang. Hiện tại, căn bệnh nan y của vợ anh tái phát trong khi tiền hết, gạo hết. Anh Phước cho biết: Đợt lũ vừa rồi nhà cửa, của cải trôi sạch, mấy gói mì tôm và một ít tiền. Không biết sắp tới gia đình tôi sống ra sao đây, chứ đừng nói đến chuyện ăn tết.

Bạn,
Cũng theo báo Phụ Nữ, khi đi qua nhiều xóm nhà di tản, điều làm các phóng viên thắc mắc là rất hiếm thấy đàn ông mà chỉ còn phụ nữ, người già và trẻ em. Hỏi ra mới hay, cánh đàn ông khỏe mạnh đã tứ tán khắp nơi để làm thuê kiếm sống. Đó là cách cứu đói nhanh nhất, hiệu quả nhất. Sài Gòn rộng lớn là nơi họ hội tụ về để mưu sinh. Người đi phụ hồ, kẻ đạp xích lô, bốc vác, bán vé số. Có người dắt cả bầu đàn thê tử về Sài Gòn mướn nhà, mỗi người một việc, kể cả tuổi nhỏ làm việc nhỏ để kiếm sống. Anh Võ Văn Lực, ở Lương Bình, Bến Lức cho biết: Tôi và đứa con trai đầu theo đám đàn ông trong xóm lên Sài Gòn làm thuê gần 2 tháng nay, nên mới có tiền nuôi ba đứa nhỏ. Nhà cửa trôi hết, chỉ còn cách đó thôi. Tết này hai cha con tôi phải ở lại thuê xe đạp xích lô. Một cư dân khác tên là Hùng ở Đức Huệ, Long An tâm sự: “Việc vợ chồng tôi lên Sài Gòn chỉ là cách giải quyết tạm trong lúc ngặt nghèo. Nhà cửa, của cải trôi hết, ba đứa nhỏ phải gửi cho ông ngoại ở Cần Thơ. Tôi tính qua Tết dành dụm ít tiền đắp lại cái nền, đựng cái nhà mới để làm lại từ đầu. Làm sao bỏ quê, bỏ ruộng vườn được”. Cũng theo báo Phụ Nữ, hàng trăm hộ dân đang sống trong cảnh di tản như những gia đình nói trên đang đối mặt với đói nghèo, phải tha phương cầu thực. Tết là một cái gì đó rất xa vời với họ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.