Hôm nay,  

Cô Giáo Bản Làng

11/21/200200:00:00(View: 5399)
Bạn,
Họ là những nữ giáo viên trẻ đang dạy học tại các bản làng vùng núi của một tỉnh ở miền Trung. Họ phải xa nhà suốt cả năm học, dạy trong những ngôi trường thuộc loại "trường không ra trường, lớp không ra lớp", phải sống trong những ngôi nhà thiếu các tiện nghi tối thiểu, và sự thiệt thòi lớn nhất là thiếu vắng tình cảm gia đình, lứa đôi. Báo Tuổi Trẻ viết về tình cảnh của các cô giáo bản làng như sau.
Hồi mới vào, Huệ không hình dung nổi vì sao lại có những trường học xa xôi đến vậy. Lúc nào cô cũng mong nghỉ hè hay Tết để về xuôi nhưng đến dịp cũng đành ngậm ngùi vì tiền xe quá đắt, đi và về mất gần 1 tháng lương, thư nhà gửi tới cũng phải non tháng mới nhận được. Cũng như Huệ, cô giáo Lê Thị Châu có thâm niên hơn 10 năm dạy ở Trường tiểu học Bắc Lý.
Đường đến cơ sở chính của trường Bắc Lý, từ Mường Lống (cách thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hơn 45 km), chỉ là lối mòn độc đạo, sâu hun hút. Con đường không biết dài bao nhiêu mà xe máy vào đây phải thả dốc hơn một giờ. Đi thêm 45 phút đường rừng nữa mới đến được nơi Châu đang dạy. Cô cho biết, ở bản Phà Coóng này chỉ có 2 lớp học sáng và chiều, mỗi lớp 7, 8 em. Bọn trẻ chưa có sức đi học trường chính nên các cô quyết định "cắm" bản lẻ dạy lớp ghép, cốt để các em biết đọc, biết viết. Cô tâm sự: "Giáo viên chúng tôi, cả già lẫn trẻ, nhiều khi buồn quá sinh tật ngậm rượu. Có người thì quanh năm ăn gạo nếp Mông đến nghiện, có ít gạo tẻ vào lại thấy khó chịu". Trường tiểu học Bắc Lý có 33 giáo viên. Trong 11 giáo viên nữ thì 6 người tình nguyện tăng cường đi "cắm" bản lẻ như Châu, Huệ. Được dân bản giúp đỡ nhiều nhưng sự thiếu vắng tình cảm gia đình, bầu bạn, đôi lứa thì những bông hoa rừng này vẫn phải gắng chịu; nhớ nhà nhưng rất sợ mỗi khi hình dung đến lối mòn dựng đứng trên đường về xuôi. Gần 30 tuổi, Châu mới xin một đứa nhỏ về nuôi nhưng bận bài vở, lại gửi cháu vào Nam với ông bà ngoại; lúc buồn, lại lấy ảnh con ra xem cho đỡ nhớ.

Tại cơ sở chính của Trường tiểu học Bắc Lý, không khí đỡ buồn tẻ hơn. Tan trường, các cô giáo trẻ cùng nhau xuống bếp nấu cơm. Tiếng nói, cười ríu rít làm ấm gian bếp nhỏ, bữa cơm trưa toàn hoa chuối, ớt với măng rừng. Cô Cao Việt Hà (sinh 1979) quê huyện Hưng Nguyên, tâm sự: "Ngày 20/11 chúng tôi thường góp tiền mua sách vở tặng học trò. Chúng nó lại vác một cây mía đến tặng cô; có em mang lon gạo hoặc củ sắn". Cô Vi Thị Nga (sinh 1980), quê huyện Quỳ Hợp, mau nước mắt: "Giờ lên lớp hay lúc nghe các thầy chơi đàn còn đỡ buồn. Còn cứ ngồi không là nghĩ ngợi, đa số chị em chưa có bạn trai mà nếu có, đôi bên cũng sẵn lòng nói lời chia tay chỉ vì cảnh xa xôi cách trở". Tuổi xuân qua, nhưng ngay cả khi được thuyên chuyển, nhiều người đã tình nguyện ở lại bởi thấy mình đã già, ra vùng xuôi không còn hợp nữa.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Từ Bắc Lý qua các bản Đoọc Mạy, Na Loi, Keng Đu... có nhiều mái trường hiện lên bên bản làng hoang vắng. Ở đó, trường học thực sự là trung tâm văn hóa, nơi những đứa trẻ nghèo có thể ca hát, vui chơi sau mỗi tiết học. Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết: "Nhu cầu luân chuyển của giáo viên miền núi ở đây là 30% trong tổng số 1.100 người cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chỉ có 5% vì không bố trí được, trong 61 trường các cấp ở huyện rẻo cao, chỉ có 4 trường gần trung tâm huyện, đa số giáo viên ở đó đã lớn tuổi và có con nhỏ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khắp nơi... ô nhiễm. Trên trời khói mù mịt, dưới nước xả thải đen nghịt, giữa đường phố cát bụi và rác khắp nơi... thức ăn độc hại. Làm sao mà sống nổi.
Tiền nợ thuế không thu được lại tăng đều... Báo Người Lao Động kể: Tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự… tăng 8% so với cuối năm 2017.
Vậy là anh Will Nguyen về lại Hoa Kỳ... Những gì anh ước mơ đóng góp cho Việt Nam đã bị nhà nước từ chối.
Vậy là, hàng năm mưa bão hẹn nhau... Dân lại khổ, thê thảm. Bản tin VietnamNet kể: Mưa lớn sau bão số 3, Nghệ An nhiều nơi bị cô lập. Chủ tịch huyện miền núi Quế Phong Lê Văn Giáp trưa Thứ Năm cho biết, mưa vẫn đang tiếp tục, nước lũ thượng nguồn từ Lào đổ về rất lớn và có nguy cơ sạt lở đất ở ven sông.
Thí sinh Hà Giang học giỏi nhất nước... nhờ sửa điểm thi. Bao nhiêu năm rồi? Năm nay thì lộ chuyện sửa điểm.
Đập kính xe hơi để chôm tiền tỷ đang là kiểu mới đáng ngại… Dĩ nhiên dân nhà giàu đi xe hơi thì lo, nhưng nhà nghèo cũng có lúc văng miểng… Bản tin VietnamNet kể: Gần đây, nhiều vụ mất trộm tiền tỷ trong ô tô đã xảy ra. Điều đáng nói, nhiều đối tượng còn ngang nhiên đập cửa kính ô tô, thực hiện hành vi trộm cướp ngay ngoài đường, nơi có người qua lại.
Vậy là đội tuyển Pháp quốc thắng giải vô địch bóng đá thế giới trong trận chung kết World Cup 2018 tại thủ đô Nga hôm 15/7/2018: đội Pháp đánh bại đội Croatia tỷ số 4-2.
Chuyện lạ... bỗng nhiên cháy tàu cá. Báo Một Thế Giới kể chuyện Cà Mau: Đang neo đậu tại bến sông, tàu cá của ngư dân Cà Mau bất ngờ bốc cháy, toàn bộ ngư lưới cụ bị hư hỏng hoàn toàn.
Kinh doanh tại Việt Nam luôn luôn lo rào cản... Làm sao giảm bớt rào cản? Bản tin VTV kể rằng muốn đưa rào cản mục tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh... rất mực gian nan.
Báo Người Lao Động kể: Thị trường Bất Động Ssản Hà nội và TP SG đang được ghi nhận là sức mua căn hộ giảm rõ nét, đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư nghe ngóng, chờ đợi…
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.