Hôm nay,  

Cô Giáo Bản Làng

11/21/200200:00:00(View: 5394)
Bạn,
Họ là những nữ giáo viên trẻ đang dạy học tại các bản làng vùng núi của một tỉnh ở miền Trung. Họ phải xa nhà suốt cả năm học, dạy trong những ngôi trường thuộc loại "trường không ra trường, lớp không ra lớp", phải sống trong những ngôi nhà thiếu các tiện nghi tối thiểu, và sự thiệt thòi lớn nhất là thiếu vắng tình cảm gia đình, lứa đôi. Báo Tuổi Trẻ viết về tình cảnh của các cô giáo bản làng như sau.
Hồi mới vào, Huệ không hình dung nổi vì sao lại có những trường học xa xôi đến vậy. Lúc nào cô cũng mong nghỉ hè hay Tết để về xuôi nhưng đến dịp cũng đành ngậm ngùi vì tiền xe quá đắt, đi và về mất gần 1 tháng lương, thư nhà gửi tới cũng phải non tháng mới nhận được. Cũng như Huệ, cô giáo Lê Thị Châu có thâm niên hơn 10 năm dạy ở Trường tiểu học Bắc Lý.
Đường đến cơ sở chính của trường Bắc Lý, từ Mường Lống (cách thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hơn 45 km), chỉ là lối mòn độc đạo, sâu hun hút. Con đường không biết dài bao nhiêu mà xe máy vào đây phải thả dốc hơn một giờ. Đi thêm 45 phút đường rừng nữa mới đến được nơi Châu đang dạy. Cô cho biết, ở bản Phà Coóng này chỉ có 2 lớp học sáng và chiều, mỗi lớp 7, 8 em. Bọn trẻ chưa có sức đi học trường chính nên các cô quyết định "cắm" bản lẻ dạy lớp ghép, cốt để các em biết đọc, biết viết. Cô tâm sự: "Giáo viên chúng tôi, cả già lẫn trẻ, nhiều khi buồn quá sinh tật ngậm rượu. Có người thì quanh năm ăn gạo nếp Mông đến nghiện, có ít gạo tẻ vào lại thấy khó chịu". Trường tiểu học Bắc Lý có 33 giáo viên. Trong 11 giáo viên nữ thì 6 người tình nguyện tăng cường đi "cắm" bản lẻ như Châu, Huệ. Được dân bản giúp đỡ nhiều nhưng sự thiếu vắng tình cảm gia đình, bầu bạn, đôi lứa thì những bông hoa rừng này vẫn phải gắng chịu; nhớ nhà nhưng rất sợ mỗi khi hình dung đến lối mòn dựng đứng trên đường về xuôi. Gần 30 tuổi, Châu mới xin một đứa nhỏ về nuôi nhưng bận bài vở, lại gửi cháu vào Nam với ông bà ngoại; lúc buồn, lại lấy ảnh con ra xem cho đỡ nhớ.

Tại cơ sở chính của Trường tiểu học Bắc Lý, không khí đỡ buồn tẻ hơn. Tan trường, các cô giáo trẻ cùng nhau xuống bếp nấu cơm. Tiếng nói, cười ríu rít làm ấm gian bếp nhỏ, bữa cơm trưa toàn hoa chuối, ớt với măng rừng. Cô Cao Việt Hà (sinh 1979) quê huyện Hưng Nguyên, tâm sự: "Ngày 20/11 chúng tôi thường góp tiền mua sách vở tặng học trò. Chúng nó lại vác một cây mía đến tặng cô; có em mang lon gạo hoặc củ sắn". Cô Vi Thị Nga (sinh 1980), quê huyện Quỳ Hợp, mau nước mắt: "Giờ lên lớp hay lúc nghe các thầy chơi đàn còn đỡ buồn. Còn cứ ngồi không là nghĩ ngợi, đa số chị em chưa có bạn trai mà nếu có, đôi bên cũng sẵn lòng nói lời chia tay chỉ vì cảnh xa xôi cách trở". Tuổi xuân qua, nhưng ngay cả khi được thuyên chuyển, nhiều người đã tình nguyện ở lại bởi thấy mình đã già, ra vùng xuôi không còn hợp nữa.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Từ Bắc Lý qua các bản Đoọc Mạy, Na Loi, Keng Đu... có nhiều mái trường hiện lên bên bản làng hoang vắng. Ở đó, trường học thực sự là trung tâm văn hóa, nơi những đứa trẻ nghèo có thể ca hát, vui chơi sau mỗi tiết học. Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết: "Nhu cầu luân chuyển của giáo viên miền núi ở đây là 30% trong tổng số 1.100 người cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chỉ có 5% vì không bố trí được, trong 61 trường các cấp ở huyện rẻo cao, chỉ có 4 trường gần trung tâm huyện, đa số giáo viên ở đó đã lớn tuổi và có con nhỏ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tưng bừng khói thuốc... Tại Việt Nam, thuốc lá hút tưng bừng. Bản tin Infonet kể: Những con số báo động với người hút thuốc lá... Không nguy hiểm tức thời giống những căn bệnh hiểm nghèo khác nhưng những người hút thuốc lá sẽ phải đối mặt với hàng loạt chất độc trong khói thuốc lá gây nên những con số kinh hoàng với những căn bệnh quái ác.
Tăng trưởng, tăng trưởng... Báo Đầu Tư Chứng Khoán kể: Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I, nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng.
Bệnh lạ, bệnh dữ... Dân Sài Gòn báo động... Bản tin TTXVN kể: Trẻ bị tay chân miệng trở nặng vì chủng vi rút nguy hiểm tái xuất hiện. ...Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Sài Gòn, số ca nhập viện do tay chân miệng tăng nhanh trong những tuần gần đây. Trung bình mỗi tuần thành phố ghi nhận 286 ca, tăng 47% so với 4 tuần trước đây. Tổng số ca bị tay chân miệng ghi nhận được tại TP Sài Gòn từ đầu năm đến nay là 3.195 ca.
Chim trời bị bắt... sẽ tới một thời Việt Nam không còn chim nào nữa... Bản tin Infonet kể: Chim trời nằm la liệt dọc đường, tràn lan ở chợ và trên... bàn nhậu.
Một đại lễ không được truyền thông chú ý nhiều, nhưng rất nặng nghĩa tình dân tộc: Bản tin TTXVN kể rằng: Tối 25/9 (tức 16/8 âm lịch), tại Di tích Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ban Tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức Lễ tưởng niệm 718 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1300-2018); Lễ Khai ấn và Ban ấn đền Kiếp Bạc.
Thu nhập bình quân có tăng, nhưng thực tế ai cũng biết: người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo hơn.
Xã hội dĩ nhiên là cần có guồng máy công chức. Nhưng khi guồng máy cồng kềnh, làm sao mà nuôi nổi.
Tết Trung Thu năm nay sẽ là Thứ Hai 24/9/2018. Tết Trung Thu là Tết chủ yếu cho trẻ em, nhưng cũng là dịp cho người lớn ngồi ngắm trăng, ăn bánh, kể chuyện xưa...
Sách Giáo Khoa lời hay lỗ? Nhà Xuất Bản Giáo Dục VN nói rằng lỗ kinh hoàng mỗi năm, nhưng báo chí đưa ra các bản báo cáo chi thu cho thấy có mức lời kinh hoàng...
Vậy là, Thủ Thiêm... các quan chức thú tội, rồi xin lỗi. Chưa thấy trừng phạt ai. Bản tin Zing kể: UBND TP.SG xin lỗi nhân dân vì sai phạm ở Thủ Thiêm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.