Hôm nay,  

Job Quan Hệ Công Chúng

22/02/200300:00:00(Xem: 4886)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, giới doanh nghiệp trong nước gọi các chuyên viên phụ trách quan hệ công chúng là “nhịp cầu nối những bờ vui”, nối công ty với các đối tác và báo chí để thúc đẩy quảng bá thương hiệu. Thế nhưng trong thực tế, có nhiều người làm nghề này đã biến công việc của mình thành “phương tiện đổi chác”, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty mà họ đang làm việc. Báo TT viết như sau.
Mới vài năm, nghề PR (Public Relations-quan hệ công chúng) đã vào hàng “top” trong những nghề nghiệp giới trẻ quan tâm. Nhưng rồi thiếu đào tạo bài bản, có lúc “nhịp cầu” đã chông chênh.
NH được đánh giá là thành công sau ba năm hành nghề PR. Nghĩa là NH luôn có trong tay những đối tác tên tuổi, quảng bá tốt sự kiện của công ty, tổ chức được những cuộc phỏng vấn quan trọng cho giới truyền thông. Vậy mà NH vào nghề một cách tự phát, có bằng cử nhân kinh tế nhưng phải kinh qua các công việc lễ tân, văn thư, len lỏi qua vài chuyện “bếp núc” khác của công ty rồi mới dần được phát hiện, tập giao tế, đối ngoại đa phương đa chiều, được “phong” vào vị trí PR. Lương trung bình của PR trung bình 300-500 USD nhưng cơ hội giao tiếp còn đắt giá hơn nên PR dễ dàng thành thời thượng. Cuộc săn tìm PR giỏi cũng ở mức độ... xuyên công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các công ty giao tế...

Cô Lê Thuý Loan - ĐH Kinh tế TPSG cho biết: “Ở VN chưa có trường lớp chuyên ngành PR nên thông tin về nghề hạn chế. Các khoá học ngắn hạn mới dừng lại ở việc cho “ra lò” một số nhân viên biết cơ bản vai trò của PR đối với công ty”. Tháng 11-2002, khoa thương mại - du lịch (ĐH Kinh tế TPSG) mở khoá đầu tiên đào tạo nghiệp vụ PR (ba tháng/khoá). Nhu cầu học nghề của bạn trẻ rất lớn, với mức học phí 4,5 triệu đồng/khoá ngắn hạn họ vẫn chấp nhận.
Có thể nói một trong những mối quan hệ chính của người làm PR là giới truyền thông, nhằm chuyển tải thông điệp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đến công chúng thông qua báo chí, màn ảnh truyền hình. Áp lực các doanh nghiệp “đè” lên PR và PR lại tìm cách “tựa” vào giới truyền thông. Hiệu quả tổ chức một chương trình thường được ghi nhận trước hết là tin tức có hiện diện trên các phương tiện thông tin đại chúng hay không. Nếu chương trình bị ... “im hình lặng tiếng”, kể như PR cũng mất tiếng theo. Giới PR yếu tay nghề buộc phải dùng nhiều biện pháp để bảo đảm tin tức được đưa. Kịch bản quen thuộc của một số PR là năn nỉ, săn đón rồi “mua chuộc” một số bộ phận phóng viên không giữ được sự trong sáng, có khi hình thành những “liên minh ma quỉ” đi săn tin các công ty đối thủ để doạ dẫm.
Bạn,
Báo TT ghi lại lời của 1 phóng viên một tạp chí thời trang, bực tức nói: “Thật hết chịu nổi, họp báo xong về PR cứ điện thoại tra hỏi liên tục bài chừng nào “lên”, dài hay ngắn, có kèm ảnh minh hoạ không. Tôi ngán quá, phải dè chừng các cuộc họp báo, sợ thành “nợ khó đòi” của các PR”...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.